Gạo làm bánh tráng

Hiển thị tất cả 2 kết quả

Bánh tráng là món ăn truyền thống được cha ông lưu truyền cho đến ngày nay. Bánh tráng khi cuốn cùng các loại rau, thịt và nước chấm tạo nên hương vị không thể nào quên trong lòng mỗi người con đất Việt khi thưởng thức. Sự thành công của món ăn này phụ thuộc 80% vào cách chọn loại gạo. Vậy gạo làm bánh tráng phù hợp nhất là loại nào? Cùng thực phẩm Đức Huy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Bánh tráng là gì?

Bánh tráng được làm từ bột gạo tẻ xay cùng với nước, thêm một chút bột sắn, sau đó tráng mỏng và phơi khô. Một vài địa phương có thể thêm đường, mè, dừa để làm đa dạng hương vị cho món bánh tráng.

Bạn có thể dùng để cuốn nem sau đó đem rán hoặc cuốn với rau sống, thịt, giò, đậu phụ ăn trực tiếp. Một số vùng còn nổi tiếng với bánh tráng trộn khi họ cắt nhỏ và trộn nó với xoài, thịt bò khô, hành phi, dầu điều… Nhìn chung, chỉ cần một chút biến tấu là đã có hàng trăm món ăn siêu ngon làm từ bánh tráng để giới thiệu cho bạn bè, du khách thập phương. 

Bánh tráng tại các vùng miền của Việt Nam

Tùy vào văn hóa, khẩu vị mà mỗi vùng miền tại Việt Nam có những cách chế biến và thưởng thức riêng.

Bánh tráng miền Bắc

Ở miền Bắc, người ta gọi bánh tráng là bánh đa nem, bánh có đặc điểm là khá dày do thói quen của người dân địa phương là dùng để làm nem rán. Trước khi cuốn nó sẽ được nhúng vào nước để tạo độ dẻo, mềm. Tuy nhiên, nhờ sự giao thoa văn hóa ẩm thực mà ngày nay, bánh tráng ở miền Bắc cũng đa dạng về kích thước, chủng loại cho nhiều món ăn khác nhau.

Bánh tráng miền Trung

Ở miền Trung, có ba loại bánh tráng đặc trưng cho ba cách ăn khác nhau. Với loại bánh phải đem nướng rồi mới ăn thì có kích thước khá dày và thường được rắc vừng lên trên. Khá nhiều khách du lịch đã lựa chọn nó làm quà cho bạn bè, người thân khi du lịch đến Huế, Đà Nẵng… Loại thứ hai mỏng hơn được sử dụng tương tự để cuốn nem như miền Bắc. Còn một loại bánh tráng đặc biệt nữa là loại có độ giòn và thơm được ăn trực tiếp mà không cần phải qua công đoạn chế biến nào.

Bánh tráng miền Nam

Người dân miền Nam và miền Tây rất hay ăn các món cuốn. Vì thế mà trong mâm cơm đặc trưng của Nam bộ luôn có bánh tráng cuốn ăn kèm với rất nhiều loại rau sống khác nhau.  Cũng vì thế mà bánh tráng thường khá móng, không đắt đỏ và ngày càng phổ biến trong đời sống.

Các loại gạo làm bánh tráng phù hợp nhất

Theo kinh nghiệm, để có loại bánh tráng ngon thì việc chọn gạo là cực kỳ quan trọng. Vừa phải chọn loại phù hợp, có chất lượng tốt, không mốc, không pha trộn thì mới chuẩn bài. Dưới đây là một số loại gạo được đánh giá là cực kỳ phù hợp để làm bánh tráng.

Gạo khang dân

Ở Bắc Bộ, chúng ta không còn xa lạ gì với gạo Khang dân, đặc biệt là trong kí ức tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x. Gạo hạt dài, nhỏ, trong và ít bị nát khi xay xát. Gạo khi chín khá là nở, tơi cơm nhưng hơi khô. Vì thế, nếu không ăn quen thì nhiều người sẽ không thích ăn cơm nấu từ loại gạo này. Tuy nhiên, đây cũng là ưu điểm quan trọng nhất để làm được bánh tráng. Bởi vì, nó sẽ không bị bết dính khi tráng, phơi cũng dễ dàng và nhanh, đồng thời không ảnh hưởng đến độ dẻo của bánh thi thưởng thức.

Gạo DV108

Gạo DV108 là một trong những loại gạo lý tưởng để làm bánh tráng.  Nó dạng hạt tròn, trắng trong và cơm khá xốp, nở. Với những đặc tính về kháng chịu sâu bệnh, sức sống mãnh liệt nên sản lượng của gạo DV108 rất lớn. Do vậy, để mua được loại gạo này cũng không khó, đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho nhiều sản phẩm làm từ bột gạo khác nhau.

Gạo Q5

Khác với gạo khang dân, Q5 có hình dạng ngắn, hạt tròn, đốm bạc ở bụng, màu trắng đục nhìn rất rõ. Giống gạo này được trồng chủ yếu ở khu vực nam trung bộ, điển hình nhất là Phú Yên. Tuy nhiên, điểm chung của nó so với các loại gạo được dùng làm nguyên liệu bánh tráng là cơm khô và khá tơi xốp. Vì thế, người ta thường ưu tiên chọn gạo Q5 để làm các loại bánh truyền thống.

Gạo V10

V10 là giống gạo có hạt dài, màu trắng trong và ít bị vỡ hạt. Đây được xếp vào một trong những loại gạo dẻo thường có trong mâm cơm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, mức độ dẻo của nó rất phù hợp để làm các loại bánh tráng mỏng dùng để cuốn ăn trực tiếp.

Gạo Hàm Châu

Cơm chiên Hàm Châu là cụm từ khá quen thuộc mà nhiều người đã được nghe. Điều này phần nào nói lên được tính chất khô, tơi sau khi chín của loại gạo này. Vì thế, từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng gạo Hàm Châu để chế biến các món ăn từ bột gạo tẻ như bánh tráng, bún, phở, đặc biệt là cơm chiên.

Xuân Mai

Đây là loại gạo được trồng rất nhiều ở cách tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình. Hạt gạo to tròn, tỷ lệ hạt bạc bụng khá cao, cơm chín thường khô và xốp tương tự như khang dân, Q5. Ngoài bánh tráng, gạo Xuân Mai còn thích hợp để làm mì chũ, bánh phở, bánh cuốn…

Các món ăn nổi tiếng từ bánh tráng

Nếu kể hết thì có ít nhất 30-50 món ăn được biến tấu từ bánh tráng, Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 món ăn cực nổi tiếng từ bánh tráng. 

Bánh tráng trộn

Với một vài nguyên liệu sẵn có như trứng cút, xoài xanh, khô bò, thêm chút rau răm, chanh quả, dầu điều và lạc rang, bạn đã có một đĩa bánh tráng trộn siêu ngon. Đây là một trong những món ăn vặt gây nghiện mà các bạn trẻ vô cùng yêu thích. Chỉ cần thay đổi nguyên liệu trộn là bạn có thể biến tấu được các món ăn khác như bánh tráng muối ớt, bánh tráng bơ, bánh tráng hành phi…

Một vài thương hiệu bánh tráng trộn ngon nức tiếng như bánh tráng sa tế Long An, bánh tráng chấm Sài Gòn, bánh tráng phơi sương…Du khách hoàn toàn có thể lựa chọn bánh tráng để làm quà cho mỗi chuyến du lịch của mình.

Bánh tráng cuốn thịt heo

Không ít nhà hàng nổi tiếng với món bánh tráng cuốn thịt heo như Cuốn Phú Cường, Cuốn Huế. Bánh tráng cuốn ăn kèm với các loại rau sống, thịt heo quay, xoài xanh, cà rốt, dưa chuột chấm với mắm nêm siêu ngon. Món ăn này vừa mát vừa ngon, tốt cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. 

Chỉ cần thay thịt heo bằng các loại nguyên liệu khác như nem lụi, cá nướng, tôm hấp,… là bạn đã có mình những món ngon không thua gì bánh tráng cuốn thịt heo. Những ngày mưa, cùng người thân ăn một bữa bánh tráng cuốn thịt heo thì còn gì bằng, phải không nào? 

Sốt chấm bánh tráng cuốn là thứ khiến món ăn này trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn. Tùy vào khẩu vị của từng vùng miền mà độ mặn ngọt có thể khác nhau. Có thể là nước chấm chua ngọt của đường, ớt, chanh hoặc có thể là công thức mắm nêm tuyệt đỉnh.

Mỗi món ăn đều có bí quyết riêng để tạo nên hương vị đặc biệt. Và chọn đúng loại gạo cũng chính là chìa khóa vàng để làm nên sự đa dạng cho các sản phẩm bánh tráng ở các vùng miền khác nhau. Nếu đang có nhu cầu mua gạo làm bánh tráng, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0979 832 695 hoặc 0946 922 để được hỗ trợ.

425 lượt mua
919 lượt mua