Gạo làm bánh đa

Hiển thị tất cả 6 kết quả

Bánh đa là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Với thành phần chính là bột gạo tẻ kết hợp với một số nguyên liệu khác đã tạo nên món ăn đặc trưng. Bánh đa sau khi nướng có màu vàng bắt mắt, giòn rụm và thơm ngon khó cưỡng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về các loại gạo làm bánh đa ngon nhất. 

Top 6 loại gạo làm bánh đa ngon nhất 

Đối với người con dân đất Việt thì chắc hẳn đều biết tới bánh đa. Đây là món ăn dân dã phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Để tạo nên vị ngon đặc trưng của bánh đa thi không thể thiếu nguyên liệu chính là gạo. 

Gạo Khang Dân

Trong số các loại gạo làm bánh đa ngon, rẻ nhất định phải kể đến gạo Khang Dân. Loại gạo này được thu hoạch từ cây lúa trồng ở nhiều tỉnh thành như: Nam Định, NInh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương… Hạt gạo trắng trong, thon dài và ít bị gãy, mối mọt hoặc nấm mốc. Cơm nấu từ gạo Khang Dân không bị nhão, bết dính và hạt nở đều.

Với ưu điểm như vậy, gạo Khang Dân rất thích hợp để xay bột làm bánh đa. Gạo sau khi xay thành bột sẽ được hòa đều với nước và một số nguyên liệu khác. Khi đó, bột không quá dẻo nhưng vẫn cho ra thành phẩm là những chiếc bánh đa giòn tan.

Gạo Q5

Nếu bạn đang tìm gạo làm bánh đa thì không nên bỏ qua gạo Q5. Loại gạo này sau khi được sát loại bỏ lớp trấu và lớp cám bên ngoài sẽ có màu trắng đục. Hạt gạo ngắn, hơi tròn gần như gạo nếp.

Khi nấu chín gạo Q5, bạn sẽ thấy hạt cơm hơi khô và xốp. Vì vậy, loại gạo này rất thích hợp làm các loại bánh, trong đó có bánh đa. Giá bán gạo Q5 trên thị trường tương đối rẻ nên giá của những chiếc bánh đa chỉ ở mức bình dân.

Gạo Hàm Châu

Gạo Hàm Châu là một trong những đặc sản nổi tiếng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhất là khi đặt chân tới tỉnh Tiền Giang, bạn sẽ thấy bạt ngàn các cánh đồng trồng giống lúa Hàm Châu. Ưu điểm của giống lúa này là trồng ngắn ngày, thích hợp với nhiều loại đất và cho năng suất cao.

Đặc điểm nhận biết gạo Hàm Châu là hạt to dài và có màu trắng trong. Khi nấu chín thành cơm hoặc xay bột, hạt gạo nở rất nhiều. Trong gạo còn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Tinh bột, chất xơ protein, chất béo, carbohydrate. Với đặc điểm này, gạo Hàm Châu luôn được ưu tiên sử dụng để làm bánh đa. 

Gạo V10 

Để tạo nên độ giòn rụm, vị bùi cho những chiếc bánh đa thì không thể thiếu nguyên liệu chính là gạo. Theo chia sẻ của những người làm nghề lâu năm, gạo làm bánh đa V10 cho thành phẩm đạt chuẩn. Loại gạo này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều đặc điểm thích hợp cho làm bánh đa.

Hạt gạo V10 có màu trắng trong tự nhiên, hạt to tròn và rất đều. Bánh làm từ loại gạo này rất nở, có mùi thơm nhẹ và tương đối đậm vị. Cho dù bạn ăn lúc nóng hay nguội thì bánh vẫn giòn tan và giữ nguyên hương vị đặc trưng. 

Gạo DV108

Gạo DV108 nằm trong Top 6 các loại gạo làm bánh đa được ưa chuộng nhất. Loại gạo này chủ yếu được thu hoạch trên những cánh đồng tại tỉnh Phú Yên. Ở các địa phương như: Huế, Bình Định, Hà Nam cũng trồng giống lúa DV108. 

Đặc điểm của gạo DV108 là có hình dáng thon nhỏ, hạt trắng trong. Khi được nấu chín, cơm trắng nở nhiều, hạt hơi khô và tơi xốp. Chính vì vậy, gạo đã được nổ thành bột và phục vụ cho quá trình làm bánh đa.

Hiện nay, gạo DV108 đang được phân phối bởi rất nhiều đại lý trên toàn quốc. Giá bán loại gạo này cho khách hàng lẻ khoảng 12.000 đồng/1kg. Tuy nhiên, không ít đơn vị trộn lẫn gạo loại 1 với loại 2, loại 3 để chuộc lợi. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng bột làm bánh đa. Để mua đúng loại gạo chất lượng, bạn cầm liên hệ tới các đơn vị uy tín và kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán. 

Gạo Xuân Mai

Nhắc đến gạo làm bánh đa, chắc hẳn bạn sẽ nhớ ngay tới gạo Xuân Mai. Đây là loại gạo được thu hoạch từ giống lúa trồng chủ yếu ở khu vực ngoại thành Hà Nội và tỉnh Quảng Bình. Gạo Xuân Mai được dùng nhiều nhất để làm các loại bánh. Trong đó, bánh đa làm từ gạo Xuân Mai không chỉ có giá thành rẻ mà còn cho thành phẩm ngon khó cưỡng.

Muốn phân biệt giữa gạo Xuân Mai với các loại gạo khác, bạn chỉ cần quan sát đặc điểm. Loại gạo này có hạt to tròn và mùi thơm tự nhiên. Tính chất gạo cho cơm nở nhiều và hơi khô, xốp. Giá bán trung bình của 1kg gạo này khoảng 13.000 đồng. 

Địa chỉ bán gạo làm bánh đa uy tín nhất

Mỗi chiếc bánh đa hoàn chỉnh tới tay khách hàng là sự kết hợp rất nhiều nguyên liệu. Trong đó, bột gạo là thành phần chính quyết định tới chất lượng của bánh đa. Hiểu được điều đó, những người thợ lành nghề luôn coi trọng khâu lựa chọn nguyên liệu. Vậy nên mua gạo làm bánh đa  ở đâu uy tín, giá cả hợp lý nhất? 

Thực Phẩm Quốc Huy chính là sự lựa chọn hàng đầu cho khách hàng trên toàn quốc. Được thành lập từ tháng 06/2005, chúng tôi luôn lấy sự tín nhiệm của khách hàng là kim chỉ nam cho sự phát triển. Sau gần 20 năm hoạt động, chúng tôi đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều công ty, doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Ngoài trụ sở làm việc chính, chúng tôi có 3 cơ sở tại TP.Hà Nội để đảm bảo phục vụ quý khách chu đáo nhất.

Đến với Thực Phẩm Quốc Huy, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng gạo. Tất cả các loại gạo như: Gạo Khang Dân, Xuân Mai, V10, DV108, Hàm Châu, Q5… đều được chúng tôi kiểm định nghiêm ngặt. Tới vụ thu hoạch, chúng tôi sẽ trực tiếp thu mua lúa tại ruộng. Sau đó chế biến thành gạo, đóng gói và phân phối trên thị trường. 

Nhờ quy trình làm việc khép kín, khách hàng sẽ mua được gạo chất lượng với mức giá rẻ. Để được báo giá gạo mới nhất theo số lượng, bạn liên hệ tới tổng đài: 0979 832 695 – 0946 922 686. Hoặc xem trực tiếp bảng giá gạo chi tiết tại địa chỉ: https://luongthuc.org/

Hướng dẫn cách làm bánh đa đơn giản, đúng chuẩn

Bánh đa không chỉ được dùng để tiếp khách đến chơi nhà mà còn xuất hiện nhiều trong các bữa tiệc. Món ăn này có thể ăn kèm cùi dừa khô, hến, lươn xào hoặc các món canh. Cách làm bánh đa ngon, đơn giản như sau:

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu và dụng cụ

  • Bột gạo làm bánh đa
  • Nước cốt dừa
  • Dầu ăn
  • Muối
  • Mè đen, mè trắng, lạc hoặc dừa nạo sợi 
  • Bát tô, cây khuấy bột, cây cán bột, muỗng, chảo chống dính, bếp gas hoặc bếp điện, lò nướng.

Bước 2: Trộn nguyên liệu

Tiếp đó, Bạn trộn lẫn các nguyên liệu với nhau, trộn nước và khuấy đều cho đến kho bột sánh mịn. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín bát. Bột cần được nghỉ khoảng 20 phút giúp bánh nở và giòn hơn khi nướng.

Bước 3: Tạo hình cho bánh đa

Khi hết thời gian bột nghỉ, bạn bắt đầu bắc chảo lên bếp. Đợi đến khi chảo nóng, bạn lấy muỗng múc bột vào chảo sao cho trải đều trên bề mặt. Lớp bột cho mỗi lượt làm bánh không nên quá dày vì có thể làm bánh khô, cứng. Chờ khoảng 1-3 phút bột sẽ khô lại và có hình tròn. Lúc này, bạn lấy bánh ra khỏi chảo và thực hiện lặp lại thao tác này.

Bước 4: Nướng bánh đa

Xếp lần lượt từng chiếc bánh đa trong lò vi sóng. Mỗi lượt nướng khoảng 5 phút với nhiệt độ từ 100-120 độ C. Bánh chín sẽ vàng đều hai mặt, mùi thơm ngậy và ăn giòn tan.

Lời kết

Hy vọng rằng, với chia sẻ trên đây, bạn sẽ có kinh nghiệm lựa chọn gạo làm bánh đa. Đồng thời học hỏi thêm được quy trình làm bánh đơn giản. Hãy áp dụng ngay tại nhà để có những bữa cơm trọn vẹn nhé!

17.000 
694 lượt mua
17.500 
675 lượt mua
14.000 
1191 lượt mua
17.500 
5466 lượt mua
17.000 
4951 lượt mua
17.000 
4712 lượt mua