Gạo làm bánh tẻ

Hiển thị tất cả 7 kết quả

Bánh tẻ là món bánh truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Dù đi bất kỳ đâu, mỗi lần có dịp trở về quê hương, chúng ta đều muốn được thưởng thức lại hương vị của quê nhà, của tuổi thơ. Những người có nhiều năm kinh nghiệm tiết lộ rằng, bí quyết chọn gạo làm bánh tẻ là khâu quan trọng không kém công thức pha bột. Muốn biết thêm thông tin hữu ích, bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung mà Thực phẩm Quốc Huy chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Các nguyên liệu tạo nên món bánh tẻ

Bánh tẻ là món bánh được làm từ gạo tẻ và có phần nhân đậm đà, vô cùng ngon miệng. Ở Thanh Hóa, một số địa phương khác gọi bánh tẻ là bánh răng bừa, bánh lá. Nguyên liệu chính để làm nên loại bánh truyền thống này gồm có bột gạo tẻ, nước sạch, thịt lợn băm nhỏ, hành tây, mộc nhĩ băm nhỏ, gia vị, lá chuối hoặc lá dong, dây hoặc lạt buộc bánh. Tuy nhiên, thành phần có thể bị biến tấu thay đổi ở các vùng khác nhau do thói quen và tập quán không giống nhau. 

Loại gạo làm bánh tẻ nào ngon nhất?

Độ dẻo của gạo là một trong những yếu tố quyết định bánh có mềm, dẻo và mịn hay không. Vì thế, khâu chọn gạo luôn được các bà, các mẹ cực kỳ cẩn thận. Tuy có nhiều loại gạo làm được bánh tẻ nhưng 6 loại gạo sau được mệnh danh là “ không gạo gì sánh bằng”, bạn cùng tham khảo:

Gạo DV108

Thật thiếu sót nếu không kể tên gạo DV108 trong danh sách các loại gạo phù hợp để làm bánh tẻ. Đặc điểm nhận dạng của có thể khác đôi chút so với các loại gạo khác là hạt tròn, trắng trong, cơm hơi khô và cứng. Vì thế, nó đáp ứng được yêu cầu của gạo làm bánh tẻ.

Gạo khang dân

Gạo khang dân được biết đến là loại gạo khá khô và cứng. Vì thế, nếu ăn quen gạo dẻo thì khá khó để ăn gạo này thường xuyên. Tuy nhiên, làm để làm bánh tẻ thì đây là một lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Hình dạng hạt dài, nhỏ, ít hạt vụn, hút nước và rất nở sau khi nấu chín. Vì thế, nó đủ để tạo nên những chiếc bánh mềm dẻo, không bị quá dính vào lá.

Gạo Hàm Châu

Gạo Hàm Châu là một trong những loại gạo cực kỳ phù hợp để làm các loại bánh truyền thống như bánh tẻ, bánh tráng, bún, phở. Gạo này ít được sử dụng trong các bữa cơm gia đình song lại vô cùng quen thuộc với các cô, các mẹ hay làm bánh. Nhờ đặc điểm cơm nở to, khô xốp mà nó luôn được chọn là một trong những loại gạo làm bánh tẻ ngon nhất.

Gạo Q5

Gạo Q5 có hình dạng ngắn, bạc bụng và có màu trắng đục. Cũng như các giống gạo khác, đây cũng là một trong những loại gạo không dẻo ướt, khá tơi cơm và khô xốp. Các tỉnh duyên hải nam trung bộ có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng gạo này. Vì thế, sản lượng ở địa phương này khá cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất các loại bánh truyền thống.

Gạo V10

Đây là loại gạo dẻo duy nhất trong top 6 loại gạo chúng tôi chia sẻ hôm nay được dùng làm các loại bánh này. Hình dạng hạt dài giống với gạo khang dân, nhưng màu trắng trong và không bị vỡ hai đầu trong quá trình xay xát. Dù là gạo dẻo nhưng nó ở mức độ vừa phải, rất vừa vặn để tạo nên những chiếc bánh ăn rất chắc, dẻo và thơm ngon.

Gạo Xuân Mai

Cũng có đặc điểm như những loại gạo trên, gạo Xuân Mai cũng là lựa chọn tuyệt vời cho món bánh tẻ thơm ngon khó cưỡng. Với đặc điểm hạt to tròn, nhiều hạt bạc bụng, dễ dàng phân biệt gạo Xuân Mai với các loại gạo khác trên thị trường. Vùng trồng nhiều gạo này nhất là các tỉnh dọc trung bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị….

Cách làm bánh tẻ ngon chuẩn vị xứ Thanh

Không phải người khéo tay hay đảm đang việc bếp núc nhưng vẫn có thể làm được những mẻ bánh tẻ ngon nhức nách. Bạn tin không? Chỉ cần áp dụng tuyệt chiêu làm bánh tẻ ngon chuẩn vị xứ Thanh được các bà, các mẹ chia sẻ dưới đây thôi là chắc chắn thành công nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

Để có được món bánh tẻ dẻo bên ngoài, nhân đậm đà vừa vị bên trong cho 4 người ăn thì bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu, dụng cụ như sau:

  • 200g thịt lợn xay
  • 200g bột gạo
  • 2 củ hành tím
  • 4 tai mộc nhĩ
  • 4 cái nấm hương
  • Lá chuối hoặc lá don,
  • Dây hoặc lạt buộc
  • Các loại gia vị: muối, nước mắm, mì chính hạt nêm, tiêu xay…
  • Dụng cụ: nồi, máy xay, đĩa, tô lớn, đũa, nồi hấp…

Bột gạo này bạn có thể xay từ các loại gạo làm bánh tẻ ngon hoặc mua bột đóng gói sẵn đều được.

Sơ chế phần nguyên liệu

Thịt lợn sau khi mua về, bạn đem rửa sạch với nước muối rồi thái nhỏ thành từng miếng. Sau đó, đem xay nhỏ bằng máy xay hoặc băm bằng tay. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua thịt xay sẵn ở chợ hoặc siêu thị cũng được. Nấm hương và mộc nhĩ bạn đem ngâm nước nóng khoảng 10 phút. Sau đó lấy ra rửa sạch, ráo nước rồi băm nhỏ. Hành tím đem lột vỏ và băm nhỏ. Lá gói bánh đem rửa sạch, lau khô.

Làm bột bánh tẻ

Công đoạn này cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định bánh của bạn có chắc, dẻo và ngon hay không. Nếu không có thời gian chuẩn bị gạo rồi xay như các bà, các mẹ vẫn hay làm thì bạn có thể mua bột chuyên cho bánh tẻ.

  • Đầu tiên, cho vào tô khoảng 200g bột gạo làm bánh tẻ. Định lượng 800ml nước rồi cho từ từ vào bột, khuấy đều tay.
  • Thêm tiếp vào tô nửa thìa dầu ăn, nửa thìa bột canh và nửa thìa hạt nêm (có thể thay bằng 1/3 thìa muối trắng) khuấy đều rồi đợi khoảng 2 giờ cho bột nở.
  • Sau đó, cho cả tô bột gạo loãng vào nồi rồi đun nhỏ lửa. Bạn lưu ý phải nhớ đun nhỏ lửa, khuấy liên tục để bột không bị dính vào đáy nồi. 
  • Khi bột sánh và đặc thì tắt bếp rồi khuấy thêm khoảng 1 phút nữa cho bột nguội.

Làm nhân bánh

Trong thời gian chờ bột bánh nở, bạn hãy tranh thủ làm nhân bánh. Để phần nhân rậy mùi thơm của thịt, bạn nên xào qua cho thịt săn lại.

  • Trước hết, cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo.
  • Đợi dầu nóng vừa tới thì cho hành vào đảm cho thơm.
  • Sau đó, cho thịt vào đảo đều tay cho săn và thơm thì bật nhỏ lửa. Nêm vào thịt khoảng 2/3 muỗng tiêu xay, nửa thìa bột canh, nửa thìa hạt nêm và nửa thìa nước mắm vào đảo đều
  • Cuối cùng cho nấm hương và mộc nhĩ vào xào cùng khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp

Gói bánh

Nếu gói bằng lá rong, bạn có thể gói trực tiếp. Còn nếu gói lá chuối, bạn nên phơi héo hoặc hơ qua lửa để lá dẻo và dễ gói hơn. Đầu tiên, bạn dải lá ra mâm, phết một lớp bột dày khoảng 0.5cm, rộng khoảng 2cm. Sau đó rải đều nhân lên trên rồi lại phủ tiếp lên trên một lớp bột nữa. Cuối cùng, cuộn phần lá thừa lại, gấp hai đầu bánh và buộc bằng lạt để cố định cho chắc chắn là xong.

Hấp bánh

Khi bánh đã được gói xong thì bạn cho vào hấp cách thủy trong khoảng 10-15 phút cho bánh nóng và nở gạo là được. Gạo làm bánh tẻ càng khô và xốp thì bánh các chắc và mịn. Ăn kèm cùng một chút nước mắm ớt xuýt xoa trong những ngày đông của miền Bắc thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Nhiều vùng có thể biến tấu một chút về nguyên liệu và gia vị để phù hợp với khẩu vị. Song bánh tẻ Thanh Hóa vẫn luôn có hương vị khó quên nhất. Nhiều người con xa quê chắc chắn sẽ cảm thấy nhớ tuổi thơ và thèm được ngồi trong bếp lửa ấm, cùng bà làm bánh tẻ. Thế mới nói, có những món ăn tuy không xa hoa, sang trọng nhưng vẫn luôn tồn tại một cách bình dị và thân thương như thế!

Nếu muốn tự tay làm món bánh dân giã, thơm ngon này, bạn có thể mua loại gạo làm bánh tẻ về xay hoặc mua bột pha sẵn cũng được. Áp dụng những mẹo mà thực phẩm Quốc Huy chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn sẽ thành công. Đừng ngại thử nhé!

17.000 
666 lượt mua
17.500 
644 lượt mua
14.000 
1162 lượt mua
17.500 
5424 lượt mua
17.000 
4915 lượt mua
17.000 
4681 lượt mua
14.000 
7786 lượt mua