Hướng Dẫn Cách Nấu Cơm Tấm Sườn Nướng Bì Chả Thơm Ngon

Cơm tấm sườn bì chả với sự kết hợp hài hòa giữa sườn nướng thơm lừng, mềm ngọt, sự mềm dẻo của cơm tấm và các nguyên liệu ăn kèm như chả trứng, nộm chua, bì thính,… là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Theo đó, nếu đang tìm kiếm cách nấu cơm tấm sườn heo chuẩn vị Sài Gòn, bạn hãy cùng Quốc Huy bắt tay vào bếp thực hiện ngay nhé.

Nấu cơm tấm sườn bì chả chuẩn vị cần chuẩn bị những gì?

Để học nấu cơm tấm sườn bì chả với khẩu phần khoảng 3 – 4 người ăn, bạn sẽ cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết sau:

Nguyên liệu nấu cơm tấm

Nguyên liệu ướp, làm thịt nướng

  • 1kg sườn cốt lết
  • 2 củ hành khô, 8 tép tỏi, 3 củ sả, 1 quả ớt
  • Gia vị ướp sườn: Nước tương, muối, mì chính, đường, tiêu xay, dầu ăn, dầu hào, ớt bột không cay, nước màu, nước mắm

Nguyên liệu hấp chả trứng

  • 150g thịt heo say
  • 50g mộc nhĩ
  • 4 quả trứng
  • 20g miến
  • Gia vị: Dầu ăn, mì chính, tiêu xay, nước mắm, dầu màu điều

Xem thêm: Sản phẩm gạo tấm 504

Nguyên liệu làm nộm đồ chua

  • ½ củ cà rốt
  • 1 củ cải trắng
  • Gia vị pha chế: Dấm, đường, nước mắm, chanh, ớt, muối, tỏi

Nguyên liệu làm bì trộn thính gạo

  • 150g da heo tươi
  • 50g thính gạo
  • Gia vị: Đường, muối, tiêu xay

Nguyên liệu pha nước mắm chua ngọt

  • 2 củ tỏi
  • 2 quả ớt
  • ⅓ quả dứa
  • Gia vị: Đường, dấm, nước mắm

Nguyên liệu chế biến mỡ hành

  • 3, 4 cọng hành lá
  • Dầu ăn
Nấu cơm tấm sườn bì chả chuẩn vị cần chuẩn bị những gì?
Nấu cơm tấm sườn bì chả chuẩn vị cần chuẩn bị những gì?

Xem thêm: Bảng giá gạo khang dân

Cách nấu cơm tấm sườn hấp dẫn, đậm vị ai cũng mê

Nguyên liệu chuẩn bị làm cơm tấm sườn bì chả tuy khá nhiều, nhưng hướng dẫn làm cơm tấm sườn bì lại đơn giản. Cách nấu cơm tấm sườn đúng chuẩn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng có được đĩa cơm tấm thơm ngon, hấp dẫn:

Bước 1: Nấu cơm tấm đúng chuẩn

Cơm gạo tấm nếu muốn ngon, thì trước tiên bạn nên vo sạch gạo tấm khoảng 2 – 3 lần nước để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn còn sót lại ở gạo. Sau đó, ngâm gạo trong nước sạch 15 – 30 phút để gạo hút nước, nở mềm và dẻo cơm khi nấu.

Gạo tấm sau khi ngâm đủ thời gian, bạn hãy căn chỉnh lại lượng nước phù hợp, xâm xấp mặt gạo, rồi đặt vào nồi cơm điện và thiết lập chế độ nấu. Đợi đến khi cơm chín, bạn xới tơi cơm thật đều và tiếp tục ủ thêm 10 – 15 phút nữa để hạt cơm chín đều, tơi xốp và mềm dẻo.

Bước 1: Nấu cơm tấm đúng chuẩn
Bước 1: Nấu cơm tấm đúng chuẩn

Bước 2: Chế biến sườn cốt lết

Sườn cốt lết sau khi mua về cần mang đi rửa sạch, ngâm cùng một chút muối, rượu và gừng để khử mùi hôi hiệu quả. Tiếp đó, sơ chế, ướp thịt và chế biến theo quy trình sau:

  • Thịt sườn để nguyên miếng bằng lòng bàn tay, độ dày khoảng 1 – 2cm. Tiếp đó, dùng búa dằn hoặc sống dao cán nhẹ 2 bề mặt thịt, khía nhẹ vài đường để thịt dễ ngấm gia vị cũng như không bị co rút lại khi nướng.
  • Ướp sườn cốt lết cơm tấm theo công thức chuẩn: ⅔ thìa muối + 1 thìa đường + 1 thìa nước tương + 1 thìa nước mắm + 2 thìa dầu ăn + 1 thìa ớt bột + ⅔ thìa mì chính + 2 thìa nước màu và ½ thìa tiêu xay.
  • Tiếp đó, băm nguyễn 7 tép tỏi, 3 nhánh sả cùng 1 củ hành khô và 1 quả ớt để ướp thịt cùng hỗn hợp gia vị trên. Trộn đều bề mặt để sườn thấm vị trong khoảng 30 – 45 phút trước khi đem đi nướng.
  • Khi thịt đã ngấm gia vị, bạn đem đi nướng trên bếp than hồng hoặc dùng nồi chiên không dầu với thời gian và nhiệt độ căn chỉnh phù hợp.
  • Trong quá trình nướng, bạn đừng quên quét thêm phần gia vị, nước sốt còn lại lên trên bề mặt thịt để sườn thấm vị, đậm đà hơn nhé.
Bước 2: Chế biến sườn cốt lết
Bước 2: Chế biến sườn cốt lết

Bước 3: Làm nộm cà rốt, củ cải chua ngọt

  • Củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi mang đi bào sợi, thái nhỏ vừa ăn. Sau đó, mang ngâm chúng với nước muối loãng để khử mùi nhựa và vị hăng của các loại củ này.
  • Pha nước trộn nộm theo công thức: 2 thìa nước mắm + 6 thìa đường + 1 thìa nước cốt chanh + 4 thìa dấm + ¼ thìa muối hạt. Khuấy đều cho đến khi gia vị tan hết, hòa quyện thì cho thêm tỏi và ớt băm nhuyễn vào cùng.
  • Củ cải và cà rốt sau khi ngâm muối, vắt kiệt nước và đổ vào hỗn hợp mắm đường vừa pha. Trộn đều và tiếp tục để nguyên liệu thấm vị trong khoảng 5 phút.
Bước 3: Làm nộm cà rốt, củ cải chua ngọt
Bước 3: Làm nộm cà rốt, củ cải chua ngọt

Bước 4: Hấp chả trứng tươi ngon

  • Mộc nhĩ mang ngâm nước ấm cho nở mềm, sạch bụi, sau đó để ráo rồi băm nhỏ.
  • Miến cũng ngâm trong nước lạnh khoảng 15 – 20 phút, rửa sạch để ráo và cũng băm nhỏ tương tự như mộc nhĩ.
  • Đập 3 quả trứng gà và tách lòng trắng trứng quả thứ 4 cho vào tô cùng mộc nhĩ, miến, hành khô băm nhuyễn để trộn đều và chuẩn bị mang đi hấp.
  • Tiếp đó, nêm thêm vào tô chả trứng 1 thìa cà phê tiêu xay + 1 thìa cà phê mì chính + 3 thìa cà phê dầu ăn + 3 thìa cà phê nước mắm, khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện.
  • Bắc nồi hấp lên bếp, căn chỉnh lượng nước bằng ½ khoảng cách từ đáy nồi đến xửng hấp. Theo đó, khi nước sôi, bạn hãy cho bát chả trứng vào để hấp cách thủy ở lửa nhỏ trong khoảng 20 – 25 phút.
  • Trước khi tắt bếp 5 phút, bạn hãy dùng cọ phết phần hỗn hợp lòng đỏ trứng và dầu ăn ở quả trứng thứ 4 lên bề mặt chả và tiếp tục hấp cho đến khi trứng chín.
  • Cuối cùng, nhấc chả trứng chính ra ngoài và đợi bớt nóng là đã có thể sử dụng.

Lưu ý: Chả trứng khi hấp nên phết thêm 1 lớp dầu ăn mỏng dưới đáy để lấy chả dễ dàng hơn, lớp chả phía dưới không bị dính vào đáy hộp. Đồng thời, bạn không nên hấp quá đầy, tránh trường hợp chả phồng lên quá nhiều, trần đầy ra ngoài gây mất thẩm mỹ.

Bước 4: Hấp chả trứng tươi ngon

Xem thêm: Gạo 504 mềm dẻo thơm ngon

Bước 5: Làm bì trộn thính gạo

  • 150g da heo tươi mang đi rửa sạch, bóp cùng muối và rượu để khử mùi hôi. Tiếp đó, rửa sạch lại với nước, đổi nước ngập bì trong nồi và mang đi luộc.
  • 1 thìa dấm + ⅓ thìa muối + vài lát gừng sẽ giúp bì heo thơm và trắng hơn. Đợi đến khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục luộc chín trong 20 – 25 phút nữa.
  • Bì heo sau khi luộc chín sẽ được vớt ra và ngâm trong tô nước đá lạnh để bì dai giòn, trắng và săn chắc hơn.
  • Bì heo thái sợi nhỏ vừa ăn, trộn đều cùng 50g thính gạo vàng thơm để tạo nên món bì trộn thính cơm tấm hấp dẫn, vừa ăn.
Bước 5: Làm bì trộn thính gạo
Bước 5: Làm bì trộn thính gạo

Xem thêm: Kinh doanh mặt hàng gạo bao nhiêu vốn

Bước 6: Pha nước mắm ăn cơm tấm

Nước mắm sánh dẻo, thơm nức mũi cùng vị chua cay của tỏi ớt, tạo nên sự hòa quyện, đậm đà hơn khi thưởng thức cơm tấm:

  • Cho khoảng 350ml nước lọc vào nồi, đun sôi cùng 170ml nước mắm + 2 thìa đường + 3 thìa dấm + 1 thìa cà phê muối hạt.
  • Để nước mắm sánh dẻo, bạn cho thêm khoảng 3 – 4 lát dứa/thơm vào nấu cùng, tạo nên sự hòa quyện giữa nước mắm và tỏi ớt.
  • Tiếp tục đun sôi nước mắm đường chua ngọt ở lửa nhỏ trong khoảng 4 – 5 phút, hớt bọt liên tục để nước mắm trong, đẹp hơn.
  • Cuối cùng trước khi tắt bếp, bạn cho thêm khoảng 2 củ tỏi và 3 quả ớt băm nhuyễn vào nước chấm, thu được thành phẩm nước mắm chua ngọt đậm vị dành cho 4 – 5 người ăn.
Bước 6: Pha nước mắm ăn cơm tấm
Bước 6: Pha nước mắm ăn cơm tấm

Xem thêm: Mua gạo nhật japonica tại luongthuc.org

Bước 7: Cách làm dầu mỡ hành

Cách làm mỡ hành ăn cơm tấm khá đơn giản. Theo đó, bạn chỉ cần cho 4 thìa dầu ăn vào chảo, tiếp tục cho hành lá khi dầu sôi và đảo đều khoảng 10s thì đổ ra bát để hành lá vẫn giữ được màu xanh mướt mắt. Mỡ hành khi rưới lên cơm tấm không chỉ giúp tăng thêm hương thơm, mà còn tăng độ bùi ngậy, trọn vị cho món ăn.

Bước 7: Cách làm dầu mỡ hành
Bước 7: Cách làm dầu mỡ hành

Bước 8: Thu thành phẩm đĩa cơm tấm sườn bì chả thơm ngon

Sau khi chuẩn bị hoàn tất các nguyên liệu chính của món cơm tấm sườn bì chả, bạn hãy cơm tấm xới ra bát, nén chặt rồi úp ngược bát lên đĩa để tạo thành phần cơm gọn gàng, hấp dẫn. Tiếp đó, đặt thêm nộm củ cải, chả trứng, bì thính và sườn cốt lên đĩa, rưới mỡ hành lên trên cơm tấm là bạn đã có được món ăn thơm ngon, chuẩn vị cơm tấm Sài Gòn.

Bước 8: Thu thành phẩm đĩa cơm tấm sườn bì chả thơm ngon
Bước 8: Thu thành phẩm đĩa cơm tấm sườn bì chả thơm ngon

Xem thêm: Mua gạo tấm ở đâu đảm bảo chất lượng

Lưu ý quan trọng khi nấu cơm gạo tấm sườn hấp dẫn, đậm vị ai cũng mê

Cách nấu cơm tấm sườn bì chả tuy không yêu cầu thao tác nấu quá phức tạp, nhưng để đảm bảo món ăn luôn trọn vị và hấp dẫn, bạn vẫn sẽ cần chú ý một vài vấn đề cơ bản sau:

  • Căn chỉnh lượng nước phù hợp khi nấu cơm gạo tạo, giúp hạt gạo chín đều, tơi xốp, không bị nhão hoặc quá nát, bám dính thành nồi
  • Thịt sườn tươi sạch, nạc mỡ xen lẫn, sẽ tạo nên độ bóng bẩy, mềm ngọt và trọn vị của thịt sườn hơn khi nướng
  • Chả trứng khi hấp nên đậy kín nắp hộp để hơi nước không bị nhỏ xuống, ảnh hưởng đến chất lượng chả trứng
  • Để bì trộn thính đặc biệt hơn, bạn có thể rim thêm 1 chút thịt thăn cùng nước mắm chua ngọt, sau đó thái sợi nhỏ và trộn lẫn cùng bì
  • Cơm tấm sườn bì chả kết hợp với nước mắm chua ngọt và canh sườn/canh chua tùy ý sẽ giúp tăng vị giác, trọn vị hơn khi thưởng thức

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về cách nấu cơm tấm sườn ngon, hấp dẫn với đầy các bước chế biến nguyên liệu ăn kèm. Quốc Huy hy vọng rằng, bài viết này sẽ thật sự hữu ích, giúp bạn dễ dàng thực hiện cơm tấm sườn bì chả chuẩn vị Sài Gòn tại nhà để chiêu đãi gia đình thân yêu của mình.

Trang chủ » Tin tức » Hướng Dẫn Cách Nấu Cơm Tấm Sườn Nướng Bì Chả Thơm Ngon