Hiện nay, thị trường gạo lứt rất được ưa chuộng bởi rất nhiều công dụng thần kỳ của nó. Nhưng không phải ai cũng biết cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện sao cho đúng chuẩn mà không bị khô. Vậy nên, nếu đang tìm cách nấu gạo lứt ngon, thơm dẻo, bạn hãy cùng luongthuc.org khám phá bí quyết nấu chuẩn này nhé!
- Gạo lứt đang được nhiều người ưa chuộng
Xem thêm: Gạo tài nguyên
Contents
Chọn mua gạo lứt đúng chuẩn
Để có được nồi cơm gạo lứt thơm ngon, dẻo mềm, thì khâu chọn gạo là rất quan trọng. Tùy theo nhu cầu và ý định sử dụng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại gạo lứt phù hợp nhất, nhưng sẽ cần đảm bảo các tiêu chí chuẩn chất lượng dưới đây:
– Gạo lứt được bảo vệ nguyên vẹn lớp vỏ cám, màu sắc đều nhau, tránh gạo bị đấu trộn với các loại gạo cũ, gạo kém chất lượng.
– Gạo có hương thơm nhẹ dễ chịu, không có nồng gắt mùi hôi, ẩm mốc, hay hóa chất độc hại.
– Không chọn mua gạo có xuất hiện côn trùng, hoặc có lỗ bị đục nhỏ li ti. Bởi, gạo khi bị côn trùng, mối mọt tấn công sẽ mất đi rất nhiều dinh dưỡng, giảm độ ngon và không an toàn khi sử dụng.
– Kết cấu hạt gạo lứt chắc chắn, kích thước đồng đều và ít gãy vụn.
– Chọn mua gạo lứt chuẩn, không lẫn tạp chất tại các đại lý, thương hiệu gạo uy tín. Gạo được đóng gói kỹ lưỡng trong bao bì, không hư hại hay ẩm mốc.
Xem thêm: Cách nấu gạo lứt dẻo điện biên
Chuẩn bị nấu cơm gạo lứt
Những nguyên liệu cần thiết để nấu cơm gạo lứt ngon, dẻo thơm bao gồm:
– Gạo lứt: 150 gram
– Muối ăn: 1/5 thìa cafe
– Mơ muối: 1 quả
– Dụng cụ: nồi cơm điện
- Nguyên liệu nấu cơm gạo lứt
Xem thêm: Sản phẩm Gạo om 5451
Cách nấu cơm gạo lứt
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bạn có thể thực hiện theo cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện đơn giản, gọn nhẹ dưới đây:
Bước 1: Ngâm gạo lứt
Đầu tiên, bạn đem gạo lứt đi vo sạch. Nhặt bỏ đầu trấu, sạn còn sót trong gạo. Lưu ý, không nên vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám cũng như các loại vitamin, khoáng chất có trong gạo.
Xem thêm: st24
Sau khi vo gạo xong, bạn đem ngâm gạo từ 6 – 8h để hạt gạo được nở mềm, dẻo hơn khi nấu thành cơm. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn cách ngâm gạo qua đêm.
Bước 2: Nấu cơm gạo lứt
– Cho gạo lứt đã ngâm vào nồi. Rửa sạch trái mơ muối và cho vào cùng với gạo.
– Tiếp đến, bạn trộn 1/5 thìa cafe muối đã chuẩn bị trước đó cùng với gạo, và đổ nước vào nấu với tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước.
– Cắm điện nồi cơm và bật về chế độ nấu. Khi nồi cơm bắt đầu sôi, bạn rút nguồn điện (không để nồi nấu cơm) và cho gạo ngâm trong nước khoảng 30 phút – 45 phút. Hết thời gian chờ, bạn cắm điện trở lại và để cơm ở chế độ nấu bình thường.
– Khi nồi cơm cạn nước và chuyển qua chế độ giữ ấm, bạn đảm bảo thời gian giữ ấm cơm gạo lứt tối thiểu 30 phút. Sau thời gian này, cơm gạo lứt đã chín tới, vừa ngon và bạn có thể xới ra thưởng thức.
- Cách nấu cơm gạo lứt
Xem thêm: Cách nấu cơm tấm thịt nướng
Lưu ý quan trọng khi nấu cơm gạo lứt
Nấu cơm gạo lứt tuy đơn giản, nhưng bạn vẫn cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
– Không nên vo gạo lứt quá kỹ, tránh làm mất đi vitamin và dưỡng chất cần thiết trong gạo.
– Lượng nước và gạo lứt nấu theo với tỷ lệ chuẩn, giúp cơm mềm dẻo, thơm ngon, không bị quá cứng, cũng như quá nhão, bám dính vào đáy nồi.
– Không nên mở nắp nồi cơm trong quá trình nấu, tránh ảnh hưởng đến nhiệt lượng và làm cơm lâu chín, dinh dưỡng trong gạo cũng có thể theo hơi bay ra ngoài.
– Gạo lứt nên sử dụng trong ngày với lượng vừa đủ, để qua đêm sẽ khiến cơm giảm độ ngon, dẻo và dinh dưỡng trong gạo.
Chọn mua ngay sản phẩm gạo lứt được ưa thích nhất
Trên đây là cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện đơn giản, dễ làm mà bạn có thể tham khảo. Luongthuc.org mong với những chia sẻ trên, bạn sẽ được những bữa ăn ngon, đầm ấm và luôn bảo đảm sức khỏe cho gia đình thân yêu của mình.