Gạo Huyết Rồng Là Gì? Gạo Huyết Rồng Có Phải Gạo Lứt Không?

Được biết đến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe người dùng, nên gạo đỏ huyết rồng luôn là mối quan tâm lớn của nhiều người dùng. Vậy gạo huyết rồng là gạo gì? Loại gạo này có phải gạo lứt không? Bạn hãy cùng Thực phẩm Quốc Huy theo dõi chi tiết bài viết hữu ích dưới đây để tìm lời giải đáp ngay nhé.

Gạo huyết rồng là gạo gì? Gạo huyết rồng trồng ở đâu?

Gạo huyết rồng có tên khoa học là Oryza sativa L, là loại gạo đỏ xuất phát từ vùng khí hậu nhiệt đới châu Phi (Madagascar). Khu du nhập về Việt Nam, gạo được trồng nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

Vì là giống lúa hoang, được trồng chủ yếu ở các vùng nước ngập sâu 1 – 2m trong 6 tháng, 1 vụ/năm, nên sức sống của gạo đỏ huyết rồng rất bền bỉ. Quá trình sinh trưởng và phát triển không cần thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, cho ra chất lượng gạo rất sạch, an toàn và giàu dinh dưỡng.

Gạo huyết rồng là gạo gì?
Gạo huyết rồng là gạo gì?

Xem thêm: Gạo 504 mềm dẻo thơm ngon

Giá trị dinh dưỡng trong gạo đỏ huyết rồng

Theo đánh giá của các chuyên gia, gạo đỏ huyết rồng được nhận định là 1 trong các loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Sắc đỏ của gạo được tạo ra từ chất anthocyanins – hợp chất thường các trong các trái cây sắc đỏ tím như việt quất, mâm xôi,… với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn bình thường.

Thành phần gạo đỏ huyết rồng sẽ bao gồm đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo, các vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết như canxi, magie, sắt, selen, kali, natri, glutathione,….. Trong đó, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), C, M là những loại vitamin có hàm lượng cao và rất tốt cho sức khỏe.

Dù giàu dinh dưỡng, nhưng gạo đỏ huyết rồng lại là loại gạo có chỉ số đường huyết cao, không phù hợp với người bị tiểu đường, chống chỉ định ở người huyết áp cao. Bởi, nếu dùng thường xuyên, sẽ làm mất ổn định đường huyết, khiến bệnh nhân tăng nhanh các triệu chứng bệnh nguy hiểm.

Giá trị dinh dưỡng trong gạo đỏ huyết rồng
Giá trị dinh dưỡng trong gạo đỏ huyết rồng

Xem thêm: Gạo lài sữa ở đâu chất lượng

Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt không?

Gạo đỏ huyết rồng và gạo lứt tuy có ngoại hình khá giống nhau, hạt màu nâu đỏ, mẩy đều và thuôn dài, nhưng thực tế đây lại là 2 loại gạo khác nhau. Trong khi gạo lứt là loại gạo chỉ xay sơ qua lớp vỏ trấu bên ngoài, vẫn còn bọc lụa cám và bẻ đôi thấy lõi trắng, thì bên trong gạo đỏ huyết rồng bẻ đôi vẫn có màu nâu đỏ đặc trưng.

Cả gạo lứt và gạo đỏ huyết rồng đều chứa rất nhiều dinh dưỡng, nhưng công dụng chúng mang lại cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu như gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hoặc gần như trung bình, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người ăn kiêng hoặc người bệnh tiểu đường. Thì chỉ số đường huyết trong huyết rồng đỏ lại khá cao, lên đến 75,1%, nếu người bệnh tiểu đường sử dụng nhầm gạo huyết rồng, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và xấu đi rất nhiều.

Cách nấu gạo huyết rồng đỏ đúng chuẩn

Nấu gạo đỏ huyết rồng thơm ngon, chuẩn vị với cách làm đơn giản dưới đây:

  • Bước 1: Đong lượng gạo đỏ huyết rồng vừa đủ theo nhu cầu.
  • Bước 2: Do đặc tính cứng và khô hơn gạo thường, gạo nên được ngâm trong nước lạnh 20 – 30 phút trước khi nấu.
  • Bước 3: Cân đối lượng nước phù hợp theo tỷ lệ chuẩn 1 gạo : 3 nước (hoặc 4 nước) để cơm mềm dẻo và chín đều hơn.
  • Bước 4: Bật nút nấu cơm, thời gian nấu cơm gạo đỏ huyết rồng sẽ lâu hơn gạo thường, khoảng 40 – 45 phút.
  • Bước 5: Khi cơm chín, có thể ăn kèm với muối vừng hoặc đậu phộng rang để tăng thêm hương vị, ngon miệng hơn khi thưởng thức.

Lưu ý: Ngoài nấu cơm như bình thường, gạo đỏ huyết rồng còn có thể rang gạo nấu nước, nấu cháo, xay bột hoặc pha chung với sữa để uống cũng rất ngon.

Cách nấu gạo đỏ huyết rồng đúng chuẩn
Cách nấu gạo đỏ huyết rồng đúng chuẩn

Xem thêm: Gạo tài nguyên

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng gạo đỏ huyết rồng

Khi sử dụng gạo đỏ huyết rồng, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Gạo đỏ huyết rồng chứa lượng lớn chất xơ, giúp cơ thể no lâu và giảm cảm giác thèm ăn, nhưng do đặc tính cứng và khó tiêu, chỉ nên sử dụng gạo 3 – 4 lần/tuần.
  • Chỉ số đường huyết trong gạo đỏ huyết rồng ở mức cao (khoảng 75,1), nên không phù hợp với người mắc bệnh lý tiểu đường hoặc người tiền sử huyết áp cao.
  • Gạo khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm để hạt gạo mềm và tiêu hóa tốt hơn.
  • Ngâm gạo trước khi nấu để gạo không bị quá khô cứng, thơm ngon và hấp dẫn hơn khi thưởng thức.

Xem thêm: Gạo tám thái hồng

Như vậy, trên đây là những chia sẻ chi tiết về gạo huyết rồng với sức khỏe và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Nếu bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về gạo lứt huyết rồng, vậy thì đừng quên theo dõi website luongthuc.org để cập nhập và khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Trang chủ » Tin tức » Gạo Huyết Rồng Là Gì? Gạo Huyết Rồng Có Phải Gạo Lứt Không?