Rượu nếp cái hoa vàng êm nồng, ngọt thanh, là thức uống hấp dẫn được nhiều người dân Việt yêu thích. Tuy nhiên, làm thế nào để chưng cất rượu nguyên chất, chuẩn vị, thì không phải ai cũng biết. Do đó, nếu đang tìm kiếm công thức, cách làm rượu nếp cái hoa vàng thơm ngon, đặc sắc, bạn đừng vội bỏ lỡ nội dung bài viết hữu ích dưới đây nhé.
Contents
Rượu nếp cái hoa vàng có tác dụng gì?
Rượu nếp cái hoa vàng chắt lọc tinh hoa từ giống lúa nếp cái nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, không chỉ thơm ngon, êm nồng, mà còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như:
- Uống 1 – 2 chén rượu nếp cái hoa vàng mỗi ngày, giúp lưu thông máu, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp,…
- Giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu, bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự tấn công của ung thư nhờ hàm lượng anthocyanin cao trong rượu.
- Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện các vấn đề về đầy hơi, chướng bụng, táo bón,…
- Rượu nếp cái hoa vàng chứa hàm lượng sắt cao, hỗ trợ phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả.
- Vitamin B trong rượu nếp cẩm là dưỡng chất làm đẹp, giúp cải thiện đáng kể chất lượng của các tế bào gốc trên da.
- Rượu nếp cái hoa vàng có tác dụng gì?
Xem thêm: Cách làm rượu nếp than
Chọn nguyên liệu nấu rượu nếp cái hoa vàng đúng chuẩn
Nguyên liệu nấu rượu nếp cái hoa vàng là yếu tố then chốt, quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu gạo thành phẩm. Vì vậy, để có được cách nấu rượu nếp cái hoa vàng cho ra những mẻ rượu thơm ngon, cay nồng, lựa chọn nguyên liệu nấu rượu chất lượng là rất cần thiết.
Gạo nếp cái nấu rượu ngon
Nếp cái hoa vàng nấu rượu ngon, chuẩn vị phải là những loại gạo còn nguyên lớp cám lụa bên ngoài. Không chỉ giữ được hương vị, mùi thơm đặc trưng của gạo, mà còn đảm bảo được các yếu tố dinh dưỡng trong hạt gạo như vitamin B1, lipid, protein, muối khoáng,…
Ngoài ra, để rượu thêm đậm và dậy mùi, bạn nên ưu tiên lựa chọn những hạt gạo nếp cái thơm dịu, thu hoạch sau khoảng 3 – 4 tháng, không quá cũ hoặc quá mới. Bởi, nếu gạo quá cũ, thường sẽ không được bảo quản tốt, khi nấu mùi vị sẽ kém ngon và không thơm nồng.
Men rượu chất lượng
Men ủ rượu nếp cái được làm từ nhiều loại thảo dược khác nhau, đặc tính cay nồng và hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất vẫn là men thuốc bắc, vì độ an toàn và chất lượng rượu ngon mà men rượu mang lại.
- Chọn nguyên liệu nấu rượu nếp cái hoa vàng đúng chuẩn
Xem thêm: Top các loại gạo làm bún bánh hiện nay
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng truyền thống tại nhà
Nhìn chung, cách làm rượu nếp cái hoa vàng truyền thống cũng không quá phức tạp với quy trình đơn giản sau:
1- Vo gạo, nấu cơm
Gạo nếp cái vo sạch, ngâm trong nước lạnh 6 – 8 tiếng để hạt gạo nở mềm, khi nấu nhanh chín hơn. Tiếp đó, vớt gạo để ráo và đồ chín như xôi. Khi cơm chín, hãy xới tơi cơm và trải đều trên khay đựng, tránh để dồn cục khiến men thấm không đều, chỗ có chỗ không.
2- Giã nhuyễn men rượu
Men rượu gạo mua về, loại bỏ vỏ trấu và tạp chất, sau đó cho vào cối giã nhuyễn thành bột mịn, càng mịn càng tốt. Theo đó, cơm nếp và men rượu sẽ được cân đối theo tỷ lệ 10 kg gạo : 1 lạng men.
3- Men rượu trộn đều
Tiến hành rắc men rượu khi sờ tay thấy cơm còn âm ấm, không quá nóng hoặc quá nguội, tránh việc làm chết men và ảnh hưởng đến chất lượng cơm rượu thành phẩm. Men rượu nên chia thành 2 phần, phần đầu rắc đều, bao phủ bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới cơm nếp và rắc đều với nửa men còn lại.
- Cách làm rượu nếp cái hoa vàng truyền thống tại nhà
Xem thêm: Giá gạo tám thái
4- Ủ cơm rượu nếp cái
Cơm nếp và men rượu sau khi trộn đều, hãy cho vào chum vại hoặc bình thủy tinh khô ráo để tiến hành ủ cơm (chú ý chỉ lấp đầy khoảng ⅔ dung tích bình và đậy kín). Sau khoảng 4 – 5 ngày, cơm rượu nếp sẽ tự dậy nước và phảng phất hương thơm rượu lên men.
5- Chưng cất rượu nếp cái thành phẩm
Khi thấy cơm nếp đã lên men và ra nước cốt, hãy cho cả cái rượu và nước cốt vào nồi đất nung để tiến hành chưng cất. Rượu nấu trên bếp nên chú ý canh lửa vừa phải, bởi nếu lửa quá lớn, rượu dễ có mùi khét, còn nếu quá nhỏ, rượu sẽ lâu sôi, tốn kém nhiều thời gian và chi phí hơn.
Sau khi chưng cất thành công, rượu nếp cái hoa vàng sẽ có mùi thơm nồng, vị ngọt êm và hơi tê đầu lưỡi. Tuy nhiên, bạn không nên uống ngay khi rượu mới nấu ra lò. Tiếp tục ngâm rượu trong bình sành khoảng 1- 2 tháng rồi mới uống sẽ là cách làm rượu nếp cái ngon, hương vị hấp dẫn nhất.
- Chưng cất rượu nếp cái thành phẩm
Xem thêm: Giá gạo st25 mới nhất
Những lưu ý quan trọng khi nấu rượu nếp cái hoa vàng
Có một số lưu ý quan trọng bạn không thể bỏ qua nếu muốn có được một mẻ rượu ngon, vị cay nồng, dịu nhẹ đúng chuẩn:
- Gạo nếp nấu rượu mẩy đều, chất lượng tốt, không hư hỏng, ẩm mốc hay sâu mối, dư lượng thuốc trừ sâu.
- Nước đem nấu rượu cũng phải là nước sạch, không tạp chất để rượu có được vị ngọt tự nhiên, đậm đà.
- Men nấu rượu không hóa chất, vừa an toàn, vừa đảm bảo chất lượng rượu ngon.
- Nồi chưng cất rượu tuyệt đối không phải là những loại nồi thổi ra độc tố, nồi inox 304 hoặc nồi đất nung thường sẽ được sử dụng phổ biến nhất.
- Để rượu đạt được độ ngon hấp dẫn nhất, nên để rượu trong chum sành rồi đem chôn dưới đất, sau khoảng 1 – 2 tháng đào lên dùng để cảm nhận vị ngọt kết tinh của đất trời trong rượu.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất về cách làm rượu nếp cái hoa vàng truyền thống, thơm ngon, chuẩn vị tại nhà. Ngoài ra, nếu chưa biết nên mua gạo nếp cái hoa vàng ở đâu uy tín, chuẩn chất lượng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Quốc Huy để được hỗ trợ nhé. Là thương hiệu cung ứng gạo sạch hàng đầu hiện nay, đơn vị chắc chắn sẽ có lựa chọn gạo tốt nhất dành cho bạn.