Gạo lứt huyết rồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều y bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không? Cần chế biến và sử dụng gạo lứt huyết rồng như thế nào đúng cách? Tất cả sẽ được bật mí chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây, bạn cùng theo dõi nhé.
Contents
Giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt huyết rồng
Gạo lứt huyết rồng là loại gạo chỉ xay sơ qua lớp vỏ trấu bên ngoài, phần lụa cám vẫn còn giữ nguyên nên rất giàu dưỡng, an toàn và tốt cho sức khỏe người dùng. Bao gồm:
- Lượng lớn vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6), K, C,…. chất đạm, chất xơ có tác dụng rất lớn trong việc bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hàm lượng chất xơ, omega cao cùng chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với người bị tiểu đường, người ăn kiêng hoặc các bệnh nhân ung thư.
- Màu nâu đỏ ở vỏ cám gạo có khả năng chuyển đổi carbohydrate, chất béo, protein giúp chuyển hóa năng lượng hiệu quả.
- Gạo lứt huyết rồng chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư và chống đột quỵ tối ưu.
- Giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt huyết rồng
Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng?
Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không? Câu trả lời sẽ là “Có” nếu người bệnh biết ăn đúng cách, khoa học và kiểm soát tốt lượng đường nạp vào cơ thể. Bởi, theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ số đường huyết trong gạo lứt huyết rồng chỉ ở mức thấp (hoặc trung bình), phù hợp sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị cho người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là dạng tiểu đường type 2.
Hơn nữa, trong lứt huyết rồng còn có thành phần vi chất magie giúp cải thiện hoạt động của hormone insulin hiệu quả, ngăn ngừa lượng insulin thừa di chuyển vào máu. Điều này sẽ rất tốt với các bệnh nhân đang điều trị tiểu đường hoặc những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng?
Xem thêm: Gạo tám xoan hải hậu nam định
Cách chế biến gạo lứt huyết rồng đúng cách cho người tiểu đường
Nếu bạn chưa biết nên nấu gạo lứt huyết rồng như thế nào để hỗ trợ điều bị bệnh tiểu đường hiệu quả, hãy tham khảo ngay 2 cách chế biến đơn giản dưới đây:
Nấu cơm gạo lứt huyết rồng
- Bước 1: Vo sơ gạo lứt ngon để loại bỏ bụi trấu, tạp chất, tránh chà xát quá mạnh làm mất đi dưỡng chất dinh dưỡng ở lớp vỏ cám bên ngoài.
- Bước 2: Đem ngâm gạo trong nước ấm khoảng 30 – 40 phút để hạt gạo mềm, khi nấu nhanh chín và dẻo thơm hơn.
- Bước 3: Cho gạo vào nồi và đong nước theo tỷ lệ chuẩn 1 gạo : 1.5 nước (Lượng nước cần dựa trên lượng gạo trước khi ngâm, vì sau khi ngâm gạo đã ngấm nước và nở ra khá nhiều).
- Bước 4: Đậy nắp, cắm điện và ấn nút nấu cơm như bình thường. Khi cơm chín, bạn hãy ủ thêm 15 phút để hạt cơm chín đều, mềm dẻo với hương vị đặc trưng, hấp dẫn.
Nấu nước gạo lứt huyết rồng rang
- Bước 1: Chuẩn bị 200g gạo lứt huyết rồng tiểu đường, vo sạch và để ráo nước.
- Bước 2: Cho gạo lên chảo rang, đảo đều đến khi hạt gạo săn lại, mùi thơm hấp dẫn.
- Bước 3: Đổ 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi cùng gạo lứt huyết rồng rang.
- Bước 4: Sau khi nước sôi, hãy hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun cho đến khi lượng nước trong nồi giảm còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.
- Bước 5: Nước gạo lứt huyết rồng rang có thể lọc bã hoặc để nguyên thưởng thức.
- Cách chế biến gạo lứt huyết rồng đúng cách cho người tiểu đường
Xem thêm: Giá gạo hải hậu nam định
Người bị tiểu đường sử dụng gạo lứt huyết rồng cần chú ý những gì?
Gạo lứt huyết rồng tuy là thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình và ổn định với người bệnh tiểu đường, nhưng để đạt được sự hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị, người bệnh vẫn cần lưu ý 1 số vấn đề quan trọng sau:
- Cần phân biệt rõ ràng gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng, vì 2 loại này có chỉ số đường huyết rất khác nhau. Nếu ăn nhầm gạo huyết rồng, ăn càng nhiều, bệnh tiểu đường sẽ càng nặng.
- Do đặc tính khô cứng, nên gạo lứt huyết rồng khi ăn nên nhai kỹ, nhai chậm để hỗ trợ tiêu hóa tốt, tránh nặng bụng, dạ dày phải co bóp, hoạt động liên tục.
- Gạo lứt huyết rồng cho người tiểu đường nên ngâm trong nước trước khi nấu để gạo nở mềm, không bị khô cứng và thơm ngon hơn.
- Theo khuyến cáo của chuyên gia, gạo chỉ nên ăn 3 – 4 lần/tuần thay gạo trắng để tránh cơ thể thiếu chất trầm trọng ở người bệnh.
- Thay đổi cách chế biến thường xuyên, giúp vị giác ngon miệng hơn, không nhàm chán khi ăn loại gạo này thường xuyên.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không? Và nếu đang có nhu cầu mua gạo lứt huyết rồng trị tiểu đường giá tốt chất lượng cao, bạn đừng quên liên hệ Thực phẩm Quốc Huy để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn và báo giá ưu đãi nhất nhé.