Hướng Dẫn Cách Nấu Cơm Tấm Sài Gòn Mềm Xốp, Thơm Ngon

Bạn là người đam mê cơm tấm Sài Gòn? Bạn muốn tự tay vào bếp trổ tài làm cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn cho gia đình thân yêu của mình? Thế nhưng, bạn lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Đừng lo, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, một chút tỉ mỉ cùng cách nấu cơm tấm Sài Gòn thơm ngon, trọn vị dưới đây là bạn đã có được món ăn hấp dẫn mình yêu thích rồi.

Cách nấu cơm tấm Sài Gòn đúng chuẩn cần những nguyên liệu gì?

Nhìn chung, để làm cơm tấm Sài Gòn chuẩn vị thơm ngon, bạn sẽ cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết sau:

1- Nguyên liệu nấu cơm tấm

  • 300g gạo tấm
  • 60g gạo thường
  • Nước lọc

2- Nguyên liệu làm thịt nướng

  • 500g thịt sườn cốt lết
  • Gia vị ướp: Dầu mè, nước tương, dầu hào, sữa tươi, mật ong, dầu ăn, ngũ vị hương
  • 1 lon Coca

3- Nguyên liệu phần chả trứng

  • 300g thịt xay nhuyễn
  • 3 quả trứng vịt
  • 1 ít miến rong
  • 2 tai nấm mèo

4- Nguyên liệu làm đồ chua

  • 200g da heo
  • 200g thịt nạc đùi
  • 3 thìa canh thính

5- Nguyên liệu phần bì

  • Hành tím, tỏi, chanh, ớt
  • Hành lá
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ cải
  • Dưa leo, cà chua
Nguyên liệu nấu cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn
Nguyên liệu nấu cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn

Xem thêm: Sản phẩm gạo tấm nở

Hướng dẫn làm món cơm tấm Sài Gòn chuẩn vị, đậm đà ai cũng mê

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bạn hãy cùng Quốc Huy bắt tay thực hiện ngay với cách nấu cơm tấm Sài Gòn đúng chuẩn dưới đây nhé:

Bước 1: Nấu cơm tấm

  • Trộn đều 300g gạo tấm và gạo thường, sau đó vo sạch nhẹ nhàng 2 – 3 lần để gạo sạch sạn, bụi bẩn mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng
  • Ngâm gạo trong nước sạch khoảng 30 – 45 phút giúp gạo tấm nở xốp và nhanh chín đều hơn khi nấu
  • Gạo tấm ngâm đủ thời gian sẽ được cho vào nồi, căn chỉnh lượng nước theo tỉ lệ 1 bát gạo : 1.5 bát nước, sau đó thiết lập cài đặt nấu cơm bình thường.
  • Cơm gạo tấm sau khi chín, bạn nên ủ thêm khoảng 30 – 40 phút để cơm mềm dẻo, các hạt gạo chín đều hơn trước khi tắt bếp nhé

Bước 2: Sơ chế và ướp sườn

  • 500g sườn miếng mua về rửa sạch, đem ngâm với 1 ít muối, chanh và gừng để loại bỏ mùi hôi tối ưu.
  • Chia sườn thành từng miếng nhỏ với độ dày khoảng 1cm, đập dập giúp sườn ngấm đều gia vị hơn, rồi rửa sạch để ráo trước khi mang đi ướp.
  • Ướp sườn theo công thức: 1 thìa nước mắm + 1 thìa nước tương + 1 thìa dầu hào + 1 thìa mật ong + 2 thìa dầu ăn + ½ thìa dầu mè + 3 thìa sữa tươi + 1 thìa tỏi băm + ½ thìa cà phê tiêu + ½ thìa cà phê ngũ vị hương và 1 lon coca.
  • Cho sườn vào hỗn hợp gia vị trên, trộn đều để thịt ngấm gia vị từ 30 – 45 phút trước khi mang thịt đi nướng.
Sơ chế và ướp sườn cốt lết đậm vị
Sơ chế và ướp sườn cốt lết đậm vị

Bước 3: Làm bì thính

  • Da heo mua về cạo sạch lông, bóp muối và luộc chín để nguội. Tiếp đó, thái bì heo sợi mỏng dày tùy theo ý thích.
  • Thịt nạc heo rửa sạch sẽ được mang đi ướp cùng 1 thìa hành tỏi băm + 1 thìa nước mắm + 1 thìa cà phê tiêu.
  • Thịt heo sau khi ướp đậm vị sẽ được cho vào chảo đun sôi cùng 1 ít nước sấp thịt, đảm bảo khi nước cạn thịt vừa chín mềm. Chờ thịt nguội rồi thái sợi nhỏ như bì.
  • Tiến hành trộn thịt và bì thái sợi cùng 5 tép tỏi thái lát + 2 thìa cà phê đường + ¼ thìa cà phê tiêu + ½ thìa cà phê muối + 3 thìa thính gạo xay rang vàng cho đến khi bì và thịt thấm đều thính

Xem thêm: Đặc sản gạo tám hải hậu mua ở đâu tại Hà Nội

Bước 4: Hấp chả trứng

  • Miến rong và nấm mèo ngâm với nước cho nở, loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đó, cắt miến ra từng đoạn nhỏ từ 5 – 6cm, còn nấm mèo thái sợi.
  • Đập 2 quả trứng vịt vào tô, đánh sơ sao cho lòng đỏ và lòng trắng trứng hòa quyện, rồi cho tất cả các nguyên liệu thịt xay, nấm mèo và miến rong vào tô.
  • Trộn đều hỗn hợp trên cùng với ½ thìa cà phê tiêu xay + 1 thìa cà phê đường + 1 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê hành tím băm trước khi cho vào xửng hấp.
  • Hấp chả trứng trên bếp khoảng 10 – 15 phút cho chín, sau đó phết phần lòng đỏ trứng còn lại lên bề mặt chả hấp. Và khi chả trứng nở hết, chín hoàn toàn cho đặt ra ngoài và cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
Làm chả trứng thơm ngon ăn cùng cơm tấm
Làm chả trứng thơm ngon ăn cùng cơm tấm

Xem thêm: Nên mua gạo mầm Vibigaba tại Hà Nội

Bước 5: Pha nước mắm cơm tấm

  • Công thức pha nước mắm cơm tấm thơm ngọt, ít vị chua: 1 thìa đường + 1 thìa nước mắm + ½ giấm ăn + 1 ít nước lọc
  • Đun sôi nước và đường đến khi tan đều thì tắt bếp, để nguôi. Sau đó, cho thêm 1 thìa tỏi ớt băm nhuyễn và nêm nếm lại gia vị vừa ăn

Bước 6: Chuẩn bị đồ chua ăn kèm

  • Cà rốt và củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi nhỏ tùy thích
  • Bóp sạch nước các nguyên liệu trên, rồi trộn đều cùng 100ml giấm ăn + 3 thìa cà phê đường + ½ thìa cà phê muối
  • Nhấn cà rốt và củ cải trắng ngập dấm và ngâm ngấm vị trong khoảng 1h đồng hồ
Cách nấu cơm tấm Sài Gòn đúng chuẩn
Cách nấu cơm tấm Sài Gòn đúng chuẩn

Xem thêm: Mua gạo sạch tám xoan chất lượng

Bước 7: Nướng sườn và thu thành phẩm

  • Thịt sườn sau khi ướp ngấm vị sẽ được mang đi nướng trên bếp than cháy hồng để thịt chín dần, vàng đều hai mặt
  • Trong quá trình nước, phết đều 2 mặt miếng sườn phần nước sốt còn lại để sườn đậm đà và hấp dẫn hơn
  • Cuối cùng, chỉ cần đơm cơm tấm ra đĩa cùng 1 ít mỡ hành, cà chua, dưa leo, đồ chua, bì, chả trứng và sườn nướng cốt lết lên trên là bạn đã có được đĩa cơm tấm Sài Gòn thơm ngon, hấp dẫn với chén nước mắm ăn kèm.

Như vậy, trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách nấu cơm tấm Sài Gòn chuẩn vị, thơm ngon Quốc Huy muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng những thông tin hữu ích này, giúp bạn có thể dễ dàng chuẩn bị món cơm tấm hấp dẫn dành cho gia đình của mình. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên theo dõi website Thực phẩm Quốc Huy để có thêm nhiều kinh nghiệm, bí quyết nấu cơm tấm tại nhà ngon đúng điệu khác nữa nhé.

Trang chủ » Tin tức » Hướng Dẫn Cách Nấu Cơm Tấm Sài Gòn Mềm Xốp, Thơm Ngon