Gạo tấm với đặc tính hút nước ít, mềm dẻo, tăng được lượng tinh bột cho bé là nguyên liệu nấu cháo dinh dưỡng được nhiều bà mẹ lựa chọn. Vậy bạn đã biết cách nấu cháo bằng gạo tấm thơm lừng, hấp dẫn cho bé thích thú chưa. Nếu chưa, bạn hãy theo dõi bài viết tổng hợp hữu ích dưới đây của Thực phẩm Quốc Huy để tìm lời giải đáp chi tiết ngay nhé.
Contents
Nên chọn gạo tấm nào nấu cháo cho bé?
Nấu cháo gạo tấm ngon, dinh dưỡng phần lớn là do khâu chọn gạo đạt chuẩn trước khi nấu cháo. Theo đó, để có được cách nấu cháo bằng gạo tấm thơm ngon, có độ quánh và dẻo nhất định, gạo tấm sẽ cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Gạo tấm thơm có mùi hương đặc trưng, mềm xốp và nhanh nở, đảm bảo cháo thơm ngon, đậm vị
- Gạo tấm có vỏ cám, vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng chứa đựng bên trong vỏ cám và mầm gạo
- Không nên sử dụng các loại gạo tấm được xay xát quá kỹ, bởi nó sẽ làm giảm độ đặc, dẻo quánh của cháo khi nấu
- Gạo tấm chất lượng, không pha trộn, nguồn gốc rõ ràng
- Gạo không ẩm mốc, hư hỏng cũng như không sử dụng hóa chất bảo quản, tẩy trắng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
- Nên chọn gạo tấm nào nấu cháo cho bé?
Xem thêm: Sản phẩm gạo tấm tài nguyên
Cách nấu cháo bằng gạo tấm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng
Gạo tấm được biết đến là một trong những nguyên liệu nấu cháo thơm ngon, phổ biến, được không ít bà nội trợ Việt lựa chọn để nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Theo đó, để nấu cháo bằng gạo tấm, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cần thiết và thực hiện theo các bước hướng dẫn đơn giản sau:
Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo
- Gạo tấm tươi ngon, hạt dẻo, xốp và thơm: 100g
- Nước lọc: 700ml
- 1 ít muối ăn
- Nồi đun cháo
- Bình ủ giữ nhiệt giúp cháo nóng lâu
Xem thêm: Gạo séng cù mường khương
Cách nấu cháo bằng gạo tấm cho bé đơn giản, dễ làm
- Bước 1: Gạo tấm nấu cháo sau khi được chọn lọc kỹ lưỡng, sẽ được vo sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trong gạo
- Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp, lượng nước nhiều hay ít tùy theo sở thích ăn cháo loãng hay đặc của bé. Thông thường sẽ khoảng 700ml nước lọc cho 100g gạo tấm
- Bước 3: Hãy cho gạo vào nồi khi nước đã sôi, sau đó dùng muôi khuấy đều sao cho gạo bị cháy và dính dưới đáy nồi khi nấu
- Bước 4: Tiếp tục để bếp lửa lớn cho đến khi nồi cháo đun sôi lại lần nữa. Nếu bé ăn cháo nhừ, bạn hãy điều chỉnh lửa thật nhỏ và đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút. Còn nếu bé ăn cháo hạt, thì khi cháo sôi, bạn có thể tắt bếp ngay.
- Bước 5: Cháo gạo tấm sau khi nấu chín, hãy bỏ vào bình ủ để cháo có thể giữ được nhiệt lượng và nóng hổi khi ăn
- Cách nấu cháo bằng gạo tấm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng
Xem thêm: Mua gạo nếp cẩm chất lượng giá tốt ở đâu
Bí quyết nấu cháo gạo tấm ngon không phải ai cũng biết
Cách nấu cháo gạo tấm cho bé không quá phức tạp, ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để nồi cháo gạo tấm thơm ngon, đậm vị, bạn sẽ không thể bỏ qua những bí quyết nấu cháo hữu ích dưới đây:
- Lựa chọn gạo tấm sạch, tươi ngon, dẻo và thơm để cháo đậm vị, béo ngọt với hương thơm hấp dẫn
- Cháo và nguyên liệu ăn kèm nên được nấu riêng để đảm bảo hương vị đặc trưng của từng nguyên liệu
- Kết hợp pha trộn một chút gạo nếp hoặc rang vàng gạo trước khi nấu sẽ giúp cháo có độ quánh vừa phải, tăng thêm hương vị
- Cháo gạo tấm nếu muốn ngon, nên dùng nồi có lớp đế dày, không dính, miệng nồi nhỏ thành cao để cháo không bị trào, dính đáy khi đun sôi
- Nấu cháo gạo tấm với tỉ lệ gạo nước vừa đủ, đồng thời chỉ khi nước đun sôi hơi nóng, thì mới nên đổ gạo vào
- Khi nấu cháo, không nên đậy kín nắp nồi, bởi điều này có thể khiến cho bị tràn, bùng lên trong không gian nồi kín
- Cháo khi đun sôi, hãy dùng môi khuấy đều theo 1 chiều để gạo tấm không dính nồi, tránh gạo khê ảnh hưởng đến cả nồi cháo
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn dễ dàng có được cách nấu cháo bằng gạo tấm đơn giản, nhưng vẫn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng dành cho bé. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn đừng quên theo dõi và ghé thăm website Thực phẩm Quốc Huy thường xuyên để cập nhập thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như bí quyết chế biến gạo tấm tươi ngon, mềm dẻo khác nữa nhé.