Chia Sẻ Cách Chế Biến Bún Gạo Lứt Đơn Giản, Siêu Ngon

Bún gạo lứt là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn và rất tốt cho sức khỏe người dùng. Thực đơn với bún gạo lứt cũng khá đa dạng, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn với cách làm đơn giản. Vậy nên, nếu là người yêu thích bún gạo lứt, bạn đừng vội bỏ lỡ các cách chế biến bún gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều chị em nội trợ áp dụng dưới đây nhé.

Chế biến bún gạo lứt
Chế biến bún gạo lứt

Xem thêm: Đặc sản gạo séng cù mường khương lào cai

Cách chế biến bún nước gạo lứt

Tương tự như các món ăn dạng sợi khác, bún gạo lứt có thể chế biến thành các món bún nước như: bún riêu cua, bún bò giò heo, bún bò, bún gà…. Cách thức nấu món bún gạo lứt cũng không quá phức tạp, bạn có thể đơn giản thực hiện với các bước sau:

Chuẩn bị nguyên liệu cho món bún

Tùy vào từng món bún khác nhau, bạn có thể linh hoạt chuẩn bị các nguyên liệu phù hợp, để có được những bát bún ngon, lý tưởng dành cho cả gia đình của mình khi thời tiết se lạnh. Cụ thể như:

  • Bún gạo lứt khô hoặc tươi
  • Nước dùng: nước xương, nước riêu cua
  • Thịt bò, tôm, cua, hoặc cá,…
  • Rau củ quả (cà chua, cà rốt, hành tây, rau sống,…)
  • Gia vị: mắm, muối, chanh…

>>> Link mua: Gạo làm bún

Cách chế biến bún gạo lứt nước

Hướng dẫn cách nấu bún gạo lứt ngon, hấp dẫn với quy trình làm đơn giản sau:

Bước 1: Chuẩn bị nồi nước dùng tùy theo món bún bạn cần chuẩn bị.

Bước 2: Trụng bún gạo lứt khô khoảng 3 – 5 phút, sau đó vớt ra và ngâm trong nước lạnh để sợi bún chín, săn chắc và không bị gãy nát.

Bước 3: Chia bún thành từng phần nhỏ và đổ nước dùng đun sôi lên trên. Nếu muốn sợi bún chín mềm hơn, bạn cũng có thể chia nhỏ nước dùng và cho bún trực tiếp vào nồi để nấu chín.

Bún gạo lứt sau khi nấu chín, bạn có thể ăn kèm cùng rau sống, tỏi, hành ngâm, hoặc một chút sa tế để tăng thêm hương vị khi thưởng thức.

Hướng dẫn cách nấu bún gạo lứt nước
Hướng dẫn cách nấu bún gạo lứt nước

Chế biến món bún gạo lứt trộn ngon chuẩn vị

Ngoài bún nước, bún gạo lứt trộn cũng là món ăn có sức hấp dẫn rất lớn đối với nhiều chị em nội trợ. Không chỉ đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ chất, mà bún gạo lứt cũng rất dễ ăn, bạn có thể ăn sáng, trưa hay tối đều được mà không lo ngán. Cách chế biến cũng khá đơn giản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Để chế biến được món bún gạo lứt thơm ngon, hấp dẫn, bạn có thể linh hoạt chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết sau:

  • Bún gạo lứt
  • Các nguyên liệu trộn như: rau, củ, thịt gà, thịt bò…
  • Gia vị: dầu ăn, dầu mè, muối, tiêu, đường…

Cách chế biến bún trộn

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bạn có thể bắt tay thực hiện ngay món bún gạo lứt trộn ngon, trọn vị với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Luộc bún gạo lứt trong nước sôi khoảng 6 – 7 phút. Sau đó, vớt bún ra rổ và trụng qua nước lạnh để sợi bún săn, không gãy nát rồi để ráo.

Bước 2: Sơ chế rau củ quả. Rửa sạch và thái nhỏ thành từng sợi vừa ăn, đồng thời trụng qua nước sôi khoảng 1 – 2 phút nếu bạn muốn chúng chín tái.

Bước 3: Thịt gà, thịt heo, hoặc thịt bò cho vào luộc chín, thái miếng nhỏ. Còn đối với cá, bạn hãy sơ chế và thái thành từng miếng, sau đó chiên chín vàng hấp dẫn.

Bước 4: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào cùng 1 bát lớn, thêm 1 chút dầu mè, dầu ăn và gia vị rồi trộn đều tay.

Bước 5: Bày bún cùng rau củ, thịt đã trộn đều ra đĩa và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm tiêu, tương các loại tùy theo khẩu vị của mình.

Bún gạo lứt trộn món ngon khó cưỡng

Xem thêm: Kinh doanh đại lý gạo

Chế biến món bún gạo lứt xào hấp dẫn

Không chỉ bún nước, bún trộn, mà gạo lứt còn có thể chế biến thành các món xào khác nhau, phù hợp với khẩu vị và sở thích của nhiều người. Hơn nữa, cách chế biến món bún gạo lứt xào cũng không quá phức tạp, bạn có thể tham khảo cách chế biến sau:

Bước 1: Ngâm bún gạo lứt khô trong nước ấm khoảng 60 độ trong vòng 2 – 3 phút. Sau đó, vớt bún ra rổ và để ráo nước.

Bước 2: Cho các nguyên liệu hành tây và tỏi vào chảo dầu nóng phi thơm sau khi đã sơ chế và băm nguyễn.

Bước 3: Khi chúng dậy mùi, bạn hãy cho bún gạo lứt và rau vào chảo rồi đảo đều cho đến khi bún chín.

Bước 4: Chế biến nước sốt bún với tương đen, giấm, mật ong. Cho nước sốt lên chảo bún và đảo khoảng 1 phút thì tắt bếp.

Bước 5: Bỏ bún ra đĩa và cho thêm rau thơm, ăn nóng sẽ rất ngon.

Bún gạo lứt xào cho bữa sáng lành mạnh

Những lưu ý khi chế biến và sử dụng bún gạo lứt

Bún gạo lứt sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bạn biết cách chế biến cũng như sử dụng đúng chuẩn. Theo nhiều người phân tích, muốn có hiệu quả cao khi sử dụng món này hãy bỏ túi vài lưu ý nhỏ dưới đây:

Chọn bún gạo lứt chất lượng

Bún gạo lứt ngon, giàu dinh dưỡng, đang dần trở thành món ăn hấp dẫn trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để sở hữu bún khô chuẩn, chất lượng và an toàn với sức khỏe người dùng, bạn nên ưu tiên chọn mua sản phẩm tại các đơn vị, đại lý uy tín, cam kết quyền lợi và ưu đãi tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, nếu có ý định tự làm bún gạo lứt tại nhà, bạn cũng cần chú ý đến khâu chọn lựa nguyên liệu. Đảm bảo chất lượng gạo lứt tốt, không hư hỏng, mối mọt hay hóa chất độc hại. Từ đó, tạo ra những sợi bún gạo lứt ngon, hấp dẫn nhất.

>>> Tìm hiểu: Làm bún từ bột gạo

Chọn loại bún gạo lứt theo từng món ăn cụ thể

Bún gạo lứt cũng như bún trắng, gồm 2 loại cơ bản là bún khô và bún tươi. Tùy thuộc vào từng món ăn, sở thích, cũng như điều kiện chế biến, mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho mình loại bún phù hợp nhất.

Ăn bún gạo lứt với lượng vừa phải

Bún gạo lứt rất tốt đặc biệt cho những ai đang giảm cân. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn chúng với một lượng vừa phải. Bởi cái gì quá nhiều đều không tốt, do đó cần điều chỉnh lượng ăn mỗi ngày cho thật khoa học để tốt nhất cho sức khỏe người dùng.

Trên đây chính là những thông tin hữu ích nhất về chế biến bún gạo lứt. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình gạo lứt, bún gạo lứt hãy đến với Thực Phẩm Quốc Huy. Nơi đây luôn cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, uy tín và đảm bảo an toàn nhất!

Trang chủ » Tin tức » Chia Sẻ Cách Chế Biến Bún Gạo Lứt Đơn Giản, Siêu Ngon