Người Bị Tiểu Đường Có Nên Ăn Gạo Lứt Hay Không?

Theo những nghiên cứu, gạo trắng có thể tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường vì gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu. Thế nhưng người “ anh em “ gạo lứt của nó lại hoàn toàn khác biệt khi được đứng đầu danh sách những thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Để nhận định chính xác “người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt hay không”, bạn hãy cùng Quốc Huy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt hay không?

Hầu hết các loại gạo trên thị trường hiện nay đều có chứa tỷ lệ tinh bột và lượng đường khá cao. Khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose và làm tăng chỉ số đường huyết trong máu. Vì vậy, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, người tiểu đường cần hạn chế ăn cơm trắng để đảm bảo chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định, hạn chế biến chứng.

Theo đó, thay vì sử dụng gạo trắng, người bệnh đã lựa chọn bổ sung gạo lứt trong chế độ ăn “healthy” của mình. Bởi, chỉ số đường huyết ở gạo lứt chỉ ở mức trung bình, rất giàu chất xơ và khoáng chất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt hay không?
Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt hay không?

>>> Link mua Gạo lứt

Lợi ích của gạo lứt với người bị bệnh tiểu đường

Hàm lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong gạo lứt được đánh giá rất cao, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh tiểu đường:

Hỗ trợ giảm cholesterol xấu

Các loại gạo lứt là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan rất lớn, hỗ trợ tối ưu việc giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể. Tinh dầu trong gạo lứt cũng có vai trò rất quan trọng trong việc kháng insulin giảm trên người bệnh tiểu đường khi sử dụng gạo lứt thường xuyên.

Kiểm soát chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết trong gạo lứt chỉ ở mức trung bình, tốc độ tiêu hóa chậm, hạn chế tối đa tình trạng tăng đường huyết trong máu một cách đột ngột. Theo đó, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổng lượng đường giải phóng từ các loại gạo lứt thấp hơn rất nhiều lần so với gạo trắng (khoảng 23.7%). Không chỉ vậy, trong gạo lứt còn chứa rất nhiều axit phytic, chất xơ và polyphenol – những dưỡng chất rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường và giữ chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định.

Lợi ích của gạo lứt với người bị bệnh tiểu đường
Lợi ích của gạo lứt với người bị bệnh tiểu đường

Xem thêm: Gạo tám xoan hải hậu chính gốc Nam Định

Chống lão hóa, nâng cao miễn dịch

Với hàm lượng vitamin, phenolic và khoáng chất thiết yếu, gạo lứt là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các vi khuẩn, tác nhân gây viêm nhiễm, nhiễm trùng ở bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa trong gạo lứt cũng rất tốt, ngăn ngừa các tổn thương ở tế bào do các gốc tự do gây ra, từ đó giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh và chống lão hóa hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Bổ sung gạo lứt vào thực đơn giảm cân của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng là một trong những giải pháp tối ưu. Bởi, hàm lượng chất xơ hòa tan trong các loại gạo lứt rất cao, tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn và ham muốn ăn đồ ăn vặt đáng kể. Hơn thế, chất xơ ở gạo lứt còn hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, tránh việc hấp thụ chất béo xấu vào cơ thể người bệnh.

Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ, không phải là thuốc chữa bệnh

Gạo lứt là một thực phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường cực kì tốt, nhưng nó cũng không phải là loại thực phẩm có thể thay thế các nguồn dinh dưỡng khác. Chúng ta vẫn cần phải đảm bảo những nguồn dinh dưỡng khác như chất đạm, chất khoáng, vitamin,..

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng tiết lộ rằng, mặc dù gạo lứt là loại thực phẩm dành cho người bị bệnh tiểu đường, nhưng nếu chúng ta sử dụng quá nhiều cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, nên người sử dụng cần phải có chế độ ăn hợp lý.

Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ, không phải là thuốc chữa bệnh
Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ, không phải là thuốc chữa bệnh

Xem thêm: Bảng giá gạo om 504

Những lưu ý quan trọng khi ăn gạo lứt của người tiểu đường

Gạo lứt chỉ thực sự tốt với bệnh nhân tiểu đường khi được sử dụng đúng cách. Vậy nên, để gạo lứt phát huy hết công dụng, bạn sẽ cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:

– Thành phần của gạo lứt vẫn chủ yếu là tinh bột, vì vậy bạn chỉ nên ăn gạo lứt với số lượng vừa đủ, đảm bảo chỉ số đường huyết trong cơ thể luôn ở ngưỡng an toàn.

– Chia nhỏ gạo lứt thành nhiều bữa ăn trong ngày để đường huyết không bị tăng đột ngột.

– Gạo lứt ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn.

– Kết hợp ăn gạo lứt cùng nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác như thịt nạc, cá, hoa quả, rau xanh có chỉ số đường huyết thấp.

– Gạo lứt ban đầu thường khá khó ăn do đặc tính khô, cứng, vì vậy bạn sẽ cần kiên trì sử dụng, thật quyết tâm để thấy được tác dụng của loại gạo tối ưu này.

– Đo chỉ số đường huyết thường xuyên sau mỗi bữa ăn để đánh giá mức độ an toàn, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp trong những lần tiếp theo.

Có thể khẳng định rằng, gạo lứt là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, gạo lứt chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng đúng cách, phù hợp với thực trạng bệnh của người bị tiểu đường. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về việc người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt hay không, bạn hãy liên hệ ngay với luongthuc.org để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Trang chủ » Tin tức » Người Bị Tiểu Đường Có Nên Ăn Gạo Lứt Hay Không?

Trả lời