Không chỉ nổi bật với các loại gạo đặc sản ngon, vùng núi Tây Bắc còn được nhiều du khách biết đến với món cốm nếp Tú Lệ dẻo mềm, thơm ngát, hậu vị đắng nhẹ mang hương vị đặc trưng của vùng thung lũng Tú Lệ. Vậy cốm Tú Lệ thường sẽ thu hoạch vào tháng mấy? Những mẻ cốm Tú Lệ thơm ngon, mềm dẻo được tạo ra như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.
Contents
Đặc sản cốm gạo nếp Tú Lệ Tây Bắc
Cốm nếp Tú Lệ không chỉ là đặc sản ngon vùng núi Tây Bắc, mà còn là biểu tượng, nét văn hóa đặc trưng của bà con nơi đây. Với khí hậu Tây Bắc mát mẻ, sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm, nên giống lúa nếp Tú Lệ được tích năng lượng cao, mang đến những hạt cốm thơm ngon, xao xuyến lòng người.
Xem thêm: Giá gạo bắc hương hảo hạn tại Hà Nội
Hạt cốm Tú Lệ đạt chuẩn sẽ có màu xanh của lúa non, hương nếp non dịu nhẹ, vị ngọt thanh và dẻo quánh, khác xa so với cốm làng Vòng (Hà Nội), hay cốm tại các nơi khác. Cốm ngon nhất là lúc vừa mới làm xong, hạt cốm dẻo, thơm nức mùi lúa non. Hậu vị cốm tuy đắng một chút, nhưng sau khi nuốt chuyển sang vị thanh và hơi ngọt nhẹ, tạo cảm giác khó quên cho du khách khi thưởng thức.
>>> Link mua gạo nếp
Gạo nếp cốm Tú Lệ thu hoạch vào tháng mấy?
Cốm Tú Lệ được coi là món quà quê hương bình dị, được chắt chiu và chọn lọc từ những hạt gạo mẩy đều, thơm mùi lúa non ở những thửa ruộng bậc thang vùng núi Tây Bắc. Cứ khoảng tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, khi thửa ruộng bậc thang bắt đầu ngả vàng, người dân lại nô nức chuẩn bị cho một mùa cốm mới. Cốm Tú Lệ phải làm từ lúa non, phổ biến và chuẩn vị nhất vào mùa thu – mùa duy nhất có cốm.
Xem thêm: Mua gạo tám thái lan nhập khẩu
Cốm nếp Tú Lệ được làm ra như thế nào?
Làm cốm thực sự không dễ, từng hạt cốm làm ra đều được bà con nâng niu, tỉ mỉ trong từng công đoạn, tạo nên hương vị dẻo thơm, hấp dẫn của món cốm đặc sản. Theo đó, người dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc vẫn làm cốm theo cách truyền thống sau:
1- Thu hoạch lúa cốm
Để có được những mẻ cốm dẻo, thơm ngon, người dân sẽ phải ra đồng từ sáng sớm. Chọn những bông lúa to còn ngậm sữa, hạt mẩy đều, màu xanh non bắt mắt và gặt về khi còn đẫm sương đêm. Khi nắng lên, lúa sẽ được mang ra đập và vò khi lúa vẫn còn tươi. Sau đó cho thóc vào chậu nước để ngâm và đãi bỏ những hạt lép, nổi trên bề mặt. Vớt ra để ráo trước khi đem rang.
2- Rang lúa cốm chín đều
Rang lúa được xem là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người rang để thu được thành phẩm lúa cốm chín đều, dẻo thơm. Trước khi rang, chảo sẽ được làm nóng, sau đó mới đổ lúa cốm vảo.
Đảo lúa đều tay, lửa canh cũng phải đúng chuẩn, thì hạt cốm mới đẹp, xanh và mềm dẻo. Nếu rang lửa quá to, hoặc không đều tay, hạt cốm sẽ nở bung lụa rất lớn, không đẹp và dễ bị cháy xém. Để nhận biết khi lúa cốm chín, người dân sẽ dùng 2 ngón tay vê hạt lúa, khi thấy vỏ dễ tách rời thì dừng bếp, để cốm bớt nóng thì mang đi giã cốm.
3- Giã cốm lúa cốm rang
Tùy vào độ non của lúa cốm, thời gian giã cốm sẽ có sự chênh lệch chút ít, tránh việc hạt cốm bị nát, giảm độ ngon. Công đoạn giã cốm sẽ được thực hiện đồng thời bởi 2 người, một người giã chày và một người dùng đũa cả đảo liên tiếp.
Xem thêm: Mua gạo st25 ngon nhất Việt Nam ở đâu
Người giã sẽ cần dùng lực đều chân, không quá mạnh, cũng không quá nhẹ. Trong khi đó, người đảo phải phối hợp nhịp nhàng để cốm được giã đều, bong lớp vỏ trấu bên ngoài. Khi vỏ trấu đã nứt, chúng sẽ được múc ra khỏi cối và chuyển sang công đoạn sảy vỏ.
4- Thu thành phẩm cốm non Tú Lệ
Sảy cốm đòi hỏi sự tỉ mỉ. Thực hiện lặp lại nhiều lần cho đến khi thu được hạt cốm non dẹt đều, tròn và không còn vỏ trấu bao quanh. Cuối cùng, người dân sẽ gói cốm vào lá dong tươi để giữ được hương vị vẹn nguyên của cốm, tinh hoa đất trời trong từ hạt ngọc xanh.
Những món ăn ngon từ cốm nếp Tú Lệ dẻo thơm
Cốm gạo nếp Tú Lệ sau khi rang chín, có thể thưởng thức ngay, hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn làm nao nức lòng bao du khách:
Xôi nếp cốm Tú Lệ
Món xôi nếp cốm Tú Lệ có màu xanh, hạt cốm dẻo thơm, khi ăn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện giữa cốm, đậu xanh, hạt sen và dừa sợi béo ngậy phủ đều bên trên. Không chỉ ngon, mà còn vô cùng hấp dẫn, bắt mắt khi thưởng thức.
Chè cốm Tú Lệ
Chè cốm Tú Lệ sẽ được nấu cùng ngô nếp ninh mềm, kèm một chút dừa sợi thái mỏng khi ăn. Tất cả hòa quyện, tạo nên hương vị thanh mát, vị ngọt dịu nhẹ của những hạt cốm xanh non đầu mùa.
Chả cốm Tú Lệ
Không chỉ nấu xôi, nấu chè, cốm gạo nếp Tú Lệ còn có thể trộn chung cùng thịt xay, mỡ và gia vị để tạo nên món chả cốm thơm ngon, hấp dẫn. Khi ăn, miếng chả cốm sẽ được chiên vàng trên chảo nóng, ăn không hoặc chấm tương ớt đều ngon.
Xem thêm: Gạo bắc hương
Cốm nếp Tú Lệ từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc hùng vĩ. Mỗi độ thu về, người dân lại có dịp thưởng thức những hạt cốm xanh non, được gói ghém cẩn thận trong lá dong và mang về làm quà khắp mọi miền gần xa. Ngoài cốm non, gạo nếp Tú Lệ dẻo thơm cũng là đặc sản gạo ngon Tây Bắc được nhiều người yêu thích. Để hiểu rõ hơn về loại gạo này, bạn có thể truy cập trực tiếp website https://luongthuc.org/ – Thực phẩm Quốc Huy để cập nhập ngay những thông tin hữu ích nhất.