Nhu cầu sử dụng gạo tại thị trường Việt Nam luôn không ngừng phát triển, vậy nên mở đại lý bán gạo là một trong những hoạt động kinh doanh tiềm năng được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, chi phí mở đại lý gạo cần bao nhiêu vốn, thì không phải ai cũng biết. Đừng lo, nội dung bài viết dưới đây của Quốc Huy sẽ giúp bạn nắm bắt chi tiết các khoản phí đầu tư mở đại lý gạo cũng như thủ tục, hồ sơ mở đại lý cần thiết nhất. Cùng theo dõi ngay nhé.
Contents
Chi phí mở đại lý gạo gồm những hạng mục nào?
Ngân sách tài chính là vấn đề quan trọng nhất khi kinh doanh đại lý gạo bạn không thể bỏ qua. Với nguồn vốn lớn, đó sẽ là điểm mạnh để bạn mở rộng đại lý kinh doanh gạo. Tuy nhiên, nếu tài chính eo hẹp, bạn sẽ cần tính toán cẩn thận, phân bổ hợp lý để tránh tình trạng thâm hụt.
Về cơ bản, chi phí mở đại lý kinh doanh gạo sẽ bao gồm các hạng mục chính như sau:
Chi phí nhập hàng kinh doanh gạo
Vốn nhập hàng là chi phí đầu tư lớn nhất khi kinh doanh đại lý gạo. Tùy theo quy mô đại lý, bạn sẽ cân nhắc nhập gạo và nguồn cung phù hợp, đảm bảo nguồn hàng chủ động và giá cả tối ưu.
Thông thường, khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn chỉ nên nhập khoảng 2 – 3 tấn gạo với chi phí rơi vào khoảng 25 – 35 triệu đồng. Và khi đã có nguồn cung – cầu ổn định, bạn có thể cân nhắc nhập hàng nhiều hơn theo khả năng cung ứng với chi phí đầu tư lớn hơn.
- Chi phí nhập hàng gạo là chi phí lớn nhất
Chi phí thuê mặt bằng
Mở đại lý kinh doanh gạo thường sẽ yêu cầu mặt bằng tương đối lớn ở vị trí mặt tiền, do đó khoản chi phí đầu tư này sẽ khá cao. Nếu có sẵn địa điểm kinh doanh, thì đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn của bạn, lợi nhuận cũng sẽ nhiều hơn khi bạn không phải chi trả chi phí mặt bằng.
Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải thuê mặt bằng, khoản phí bạn cần chi trả sẽ dao động từ 3.000.000 – 15.000.000 triệu đồng/tháng, tùy từng khu vực. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… chắc chắn chi phí thuê mặt bằng ở trung tâm sẽ cao hơn so với các khu vực ngoại thành.
Chi phí trang trí, trưng bày sản phẩm
Chi phí trưng bày gạo là khoản chi phí không quá lớn, thường chỉ đầu tư một lần khi bắt đầu kinh doanh. Các khoản phí này bao gồm các hạng mục như: Kệ trưng bày gạo, thùng đựng gạo, bảng hiệu, pallet chất gạo, cân điện tử, bao bì,… và các hạng mục trang trí khác. Theo đó, chi phí này sẽ từ 3.000.000 – 10.000.000 triệu động, tùy theo mô hình kinh doanh của đại lý.
- Chi phí trang trí, trưng bày gạo gồm những gì?
Xem thêm: Gạo bắc hương 5kg chất lượng tốt mua ở đâu
Chi phí quảng cáo “marketing”
Chi phí quảng cáo chủ yếu bao gồm các khoản phí cơ bản như chi phí in bảng giá, in tờ rơi, name card, tiếp thị sản phẩm,… Tùy theo nhu cầu và mục đích quảng cáo đại lý, khoản chi phí mở cửa hàng gạo này thường sẽ dao động từ 3.000.000 – 7.000.000 đồng.
Chi phí đăng ký kinh doanh gạo cho cửa hàng
Đăng ký hoạt động kinh doanh cho đại lý là hoạt động cần thiết, tuân thủ theo quy định Pháp luật. Khoản phí này thường sẽ không quá lớn và tùy theo quy định của cơ quan đăng ký có thẩm quyền.
Các khoản chi phí khác
Ngoài các khoản chi phí mở đại lý gạo cơ bản trên, trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ còn phải cân đối một số khoản phí phát sinh như: Tiền thuê nhân công (kiểm kho, nhân viên bán hàng, bảo vệ), tiền điện, tiền nước, tiền mạng Internet,… Đây là những khoản phí biến động, thay đổi thường xuyên theo hoạt động kinh doanh thực tế của bạn.
- Chi phí kinh doanh gạo gồm những hạng mục cơ bản nào?
Trình tự và thủ tục mở đại lý gạo chi tiết nhất
Dù mở đại lý gạo cấp 1 hay mở đại lý gạo nói chung, việc tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh theo đúng trình tự của Pháp luật đều sẽ rất cần thiết. Theo đó, đăng ký mở đại lý gạo theo hình thức nào, sẽ phụ thuộc vào mục đích cũng như điều kiện kinh doanh của từng chủ thể, nhưng nhìn chung đều sẽ tuân theo trình tự và các thủ tục cơ bản sau:
Hồ sơ, thủ tục mở đại lý gạo
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gạo
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
- Bản sao HĐ thuê nhà hoặc sổ đỏ với trường hợp chủ hộ kinh doanh đứng tên địa chỉ
- Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh đại lý gạo, và các thành viên trong hộ gia đình trong trường hợp cùng kinh doanh
- Bản sao biên bản họp, thống nhất giữa các thành viên trong gia đình khi đăng ký hộ kinh doanh nhóm
- Bản sao giấy tờ ủy quyền của các thành viên trong gia đình cho một cá nhân đứng tên chủ hộ kinh doanh trong trường hợp đăng ký kinh doanh nhóm thành viên
Trình tự đăng ký mở đại lý gạo
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục cần thiết theo quy định
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký/cấp phép kinh doanh có thẩm quyền, nơi cửa hàng đặt vị trí kinh doanh
- Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, trao giấy biên nhận và cấp Giấy phép kinh doanh hợp pháp trong thời hạn từ 3 – 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ
- Trình tự và thủ tục mở đại lý gạo chi tiết nhất
Xem thêm: Gạo tám thái lan nhập khẩu chính gốc
Tư vấn mở đại lý gạo uy tín, chuyên nghiệp tại thực phẩm Quốc Huy
Quốc Huy hiện là đơn vị cung cấp gạo sạch bán buôn, bán lẻ uy tín nhất trên thị trường hiện nay với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề. Hiểu rõ những nỗi lo của đối tác khi mới chập chững mở đại lý gạo, đội ngũ chuyên gia tư vấn tại đơn vị luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm phát triển thương hiệu hữu ích, giảm thiểu tối đa những rủi ro trong kinh doanh.
Không những vậy, đến với thực phẩm gạo sạch Quốc Huy, đối tác sẽ được nhập hàng tận kho, không qua trung gian, nên rất tối ưu về chi phí. Đơn vị cam kết 100% sản phẩm gạo chất lượng, an toàn, không pha trộn và không hư hỏng khi bàn giao. Cùng với đó, các chương trình ưu đãi hấp dẫn, chiết khấu giá hay miễn phí vận chuyển cũng sẽ là những ưu điểm nổi bật bạn không thể bỏ qua thương hiệu gạo sạch Quốc Huy.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc về chi phí mở đại lý gạo chuyên nghiệp, tối ưu hiện nay. Hãy nhanh tay liên hệ với Quốc Huy để được hỗ trợ, tư vấn mở đại lý gạo miễn phí với quy trình chuyên nghiệp và kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả nhất nhé. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu của quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi trong thời gian sớm nhất.