Gạo lứt nảy mầm là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng trong gạo cao gấp nhiều lần so với gạo lứt thường. Vậy cách ủ gạo lứt nảy mầm tại nhà như thế nào đúng chuẩn? Khi ủ gạo lứt cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được Quốc Huy chia sẻ chi tiết trong nội dung bài viết hôm nay, bạn đừng vội bỏ qua nhé.
Contents
Có nên để gạo lứt nảy mầm không?
Khác với các loại gạo lứt thường, gạo lứt nảy mầm sẽ sản sinh ra hoạt chất GABA rất có lợi cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là các bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, tim mạch, thận, hay béo phì, thừa cân nặng,… Theo đó, khi gạo lứt được ngâm ủ nảy mầm, các enzyme ức chế trong gạo sẽ bị trung hòa, cân bằng nhiều loại enzyme còn tồn đọng. Đồng thời enzyme thủy phân tinh bột sẽ hoạt động tối ưu, biến những hợp chất phức tạp thành đơn giản, từ đó dễ dàng tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
Xem thêm: Giá gạo tám thơm hải hậu nam định
Không chỉ vậy, gạo lứt khi nảy mầm còn gia tăng thêm nhiều dưỡng chất dinh dưỡng có sẵn như viatmin E, B6, B1, magie, canxi,… gấp 4 lần so với gạo lứt thường, và hơn 10 lần so với gạo trắng. Các khoáng chất vi lượng khi kết hợp với nhiều protein trong gạo lứt nảy mầm cũng mang lại hiệu quả tốt hơn về mặt sinh học.
- Có nên để gạo lứt nảy mầm không?
Cách ủ gạo lứt nảy mầm đơn giản, hiệu quả tại nhà
Để có thể dễ dàng ngâm ủ gạo lứt nảy mầm, bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn đơn giản dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra và loại bỏ các hạt gạo lứt không còn phôi, hoặc bị gãy vụn, hình dáng không còn nguyên vẹn.
Bước 2: Mang ngâm gạo lứt trong nước ấm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C từ 1 – 3 ngày để hạt gạo nở mềm hơn. Bảo quản trong điều kiện môi trường ấm nóng và thay nước thường xuyên khoảng 6 – 8h/lần để kích thích hạt gạo nảy mầm.
Bước 3: Khi hạt gạo lứt nảy mầm, nhú lên khoảng 1mm là đã đạt chuẩn.
- Cách ủ gạo lứt nảy mầm đơn giản, hiệu quả tại nhà
Xem thêm: Gạo Mầm Vibigaba Chính Hãng
Những lưu ý quan trọng khi tự làm gạo lứt nảy mầm
Cách ủ gạo lứt nảy mầm tuy đơn giản, nhưng để mầm gạo nhú đồng đều, hạn chế hư hỏng, bạn sẽ cần chú ý những lưu ý quan trọng dưới đây:
– Gạo trong quá trình thay nước ngâm có thể đặt vào túi vải khô ráo và ủ trong thùng xốp ở nhiệt độ 30 – 35 độ C để gạo tiếp tục quá trình nảy mầm.
– Ngâm ủ gạo lứt nảy mầm chuẩn sẽ cần đảm bảo tối ưu các yếu tố về độ ẩm, nhiệt độ, độ pH, cũng như thời gian ngâm gạo phù hợp.
– Cần loại bỏ tất cả các hạt gạo nứt vỡ, hư hỏng, gạo không còn phôi trước khi ngâm ủ, bởi chúng có thể khiến các hạt gạo lứt nảy mầm xuất hiện mùi hôi, nhanh hư khi sử dụng.
– Nước ngâm ủ gạo lứt nảy mầm cần được thay liên tục sau khoảng 6 – 8h để hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật tồn tại trong nước, gây hạt đến hạt mầm gạo lứt.
- Những lưu ý quan trọng khi tự làm gạo lứt nảy mầm
Xem thêm: Giá gạo nhật japonica tại Hà Nội
Nên ủ gg?gạo lứt nảy mầm tại nhà hay mua gạo mầm tốt hơn?
Ngâm ủ gạo lứt nảy mầm thành công sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chú ý kỹ lưỡng từng công đoạn, cũng như thời gian ngâm chuẩn theo đúng chỉ dẫn. Tuy nhiên, với điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam, việc đảm bảo được các tiêu chuẩn này thường rất khó.
Thay vì tự ngâm ủ gạo lứt nảy mầm, bạn có thể lựa chọn các loại gạo lứt nảy mầm có sẵn trên thị trường để hạn chế rủi ro và không mất quá nhiều thời gian thực hiện. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các đại lý bán gạo mầm thực sự uy tín, cam kết chất lượng gạo tốt với mức giá ổn định, nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi mua hàng và sử dụng sản phẩm.
Như vậy, trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách ủ gạo lứt nảy mầm đơn giản, ai cũng có thể thực hiện tại nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định tìm mua gạo lứt nảy mầm chất lượng, giá tốt, đừng quên liên hệ Thực phẩm Quốc Huy để được hỗ trợ tốt nhất nhé.