Để tạo ra những sợi bún thành phẩm tươi ngon, đậm vị, người làm bún không chỉ khéo léo mà còn rất tinh tế, chú trọng từng công đoạn. Theo đó, công đoạn quan trọng nhất là khâu chuẩn bị và ủ bột gạo làm bún. Vậy nên, nếu đang gặp khó khăn trong công đoạn ủ bột, bạn đừng vội bỏ qua cách ủ gạo làm bún đơn giản, chuẩn chỉnh trong nội dung bài viết dưới đây của Thực phẩm Quốc Huy nhé.
Contents
Tại sao nên ủ gạo làm bún?
Bún gạo tươi được biết đến là một trong những món ăn truyền thống, phổ biến trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Công thức làm bún gạo thực chất không quá phức tạp, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà với vài thao tác đơn giản.
Tuy nhiên, ủ gạo làm bún là một trong những công đoạn quan trọng, yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng sợi bún gạo tươi có đủ độ nở, độ dai giòn hay không. Vậy nên, để sợi bún tươi ngon, đạt chuẩn, thì cách ủ bột gạo làm bún như thế nào là rất quan trọng.
Bột được ủ trong thời gian vừa đủ, sẽ cho ra thành phẩm là những sợi bún trắng ngần, mềm dai chuẩn vị. Nhưng nếu thời gian ủ bột gạo quá ngắn hoặc quá dài, chắc chắn chất lượng sợi bún sẽ không đạt chuẩn.
- Tại sao nên ủ gạo làm bún?
Cách ủ gạo làm bún đúng cách, chi tiết nhất
Cách ủ gạo làm bún thực chất khá đơn giản với các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Bột sau khi đã nhào nặn kỹ, tạo độ mềm mịn hơn sẽ được chia nhỏ và luộc chín trong nồi nước sôi
- Bước 2: Khi bột gạo làm bún chín, bạn nhanh tay vớt chúng ra và sử dụng màng bọc thực phẩm/ vải màn để bọc kín cục bột
- Bước 3: Ủ bột gạo trong khoảng 2h hoặc đến khi thấy nước ngưng đọng trên màng bọc thực phẩm là đã có thể sử dụng làm bún ở công đoạn tiếp theo.
Bột gạo làm bún có nên ủ qua đêm không?
Tùy theo trọng lượng cũng như đặc điểm từng loại bột gạo dùng làm bún, mà cách ủ gạo sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, thời gian ủ bột gạo làm bún thường sẽ không quá dài, nên tốt nhất là bạn không nên ủ qua đêm. Bởi nếu ủ quá lâu, bột gạo sẽ bị chua và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sợi bún.
Xem thêm: Giá gạo tài nguyên bao nhiêu
Ngược lại, nếu thời gian ủ bột quá ngắn, sợi bún thành phẩm sẽ mất đi độ dẻo dai, chắc cứng và giảm độ tươi ngon đi rất nhiều. Vậy nên, bạn hãy chú ý căn chỉnh thời gian ủ bột gạo làm bún thật hợp lý, đảm bảo chất lượng sợi bún hoàn hảo nhất.
- Cách ủ gạo làm bún đúng cách, chi tiết nhất
Những lưu ý quan trọng khi ủ gạo làm bún
Ngoài cách ủ bột gạo làm bún đạt chuẩn, thì trong quá trình ủ và theo dõi ủ bột, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề nhỏ sau đây:
- Bột gạo làm bún sẽ bị chua khi bạn ủ bột quá lâu
- Ủ bột gạo không đủ thời gian, có thể khiến cho sợi bún thành phẩm bị cứng, giảm độ tươi ngon
- Nếu bột gạo bị nhão do cho quá nhiều nước trong quá trình trộn bột, bạn có thể khắc phục bằng cách đổ thêm bột và tiến hành nhào lại
- Khi ủ bột nên bọc kín, tránh trường hợp không khí, vi sinh vật có hại ở môi trường bên ngoài xâm nhập, ảnh hưởng đến chất lượng bột ủ
Xem thêm: Cung cấp gạo nhật japonica
Bài viết trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách ủ gạo làm bún cũng như kinh nghiệm ủ gạo chất lượng, giúp bạn dễ dàng tạo ra những sợi bún thành phẩm tươi ngon, hấp dẫn. Ngoài quy trình ủ gạo làm bún đạt chuẩn, các công đoạn trong quá trình làm bún cũng rất quan trọng. Vậy nên, để có được công thức làm bún tươi từ bột gạo chuẩn chỉnh, thơm ngon nhất, bạn đừng quên theo dõi website https://luongthuc.org/ của Thực phẩm Quốc Huy để cập nhập nhiều thông tin hữu ích ngay nhé.