Bún gạo lứt đỏ ( nâu) hay còn gọi là bún gạo lứt huyết rồng được sản xuất 100% bằng gạo lứt huyết rồng. Kết hợp giữa phương pháp sản xuất truyền thống và các thiết bị hiện đại đã cho ra những sợi bún thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng.
Với phương châm: an toàn – chất lượng – dinh dưỡng bún gạo lứt đỏ được sản xuất 100% bằng gạo lứt huyết rồng được canh tác trên vùng nguyên liệu đạt chuẩn mang tới chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng? Vậy gạo lứt huyết rồng là gì ? Nó có khác với gạo huyết rồng hay không?
Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng thì cần phải tìm hiểu gạo lứt là gạo gì?
Contents
- 1 Gạo lứt là gì?
- 2 Gạo lứt huyết rồng và gạo huyết rồng có gì khác nhau?
- 3 Bún gạo lứt đỏ ( nâu) / bún gạo lứt huyết rồng ( bún gạo huyết rồng) là gì?
- 4 Quy trình sản xuất bún gạo lứt đỏ (nâu) tại Quốc Huy
- 5 Cách nhận biết bún được sản xuất từ gạo lứt hay gạo trắng kết hợp màu thực phẩm đơn giản?
- 6 Lợi ích của bún gạo lứt đỏ ( nâu)?
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt hay còn được gọi là gạo rằn, gạo lật loại gạo chỉ bỏ đi lớp trấu bên ngoài giữ nguyên lớp lứt cũng như lớp cám bên trong chứa một hàm lượng dinh dưỡng rất cao tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, tất cả các loại gạo khi chỉ bỏ đi lớp trấu bên ngoài thì đều được coi là gạo lứt. Ví dụ: thóc nếp chỉ bỏ lớp trấu thì gọi là gạo nếp lứt, thóc bắc thơm bỏ lớp trấu sẽ được gọi là gạo lứt bắc thơm, thóc huyết rồng bỏ lớp trấu đi gọi là lứt huyết rồng. Còn sau khi bỏ lớp lứt đi sẽ trở thành các loại gạo trắng thông thường có lượng GI cao.
Gạo lứt huyết rồng và gạo huyết rồng có gì khác nhau?
Trên thực tế gạo lứt huyết rồng và gạo huyết rồng là 1 loại gạo duy nhất – nằm trong nhóm gạo lứt đỏ nó có tên gọi khác nhau là do cách gọi của mỗi vùng, mỗi người. Gạo huyết rồng hay gạo lứt huyết rồng có lớp vỏ lứt màu đỏ bên ngoài. Khi cắn đôi hạt gạo lứt sẽ thấy màu đỏ bên trong do lớp lứt đỏ nhìn ánh vào sẽ thấy màu đỏ ( Vật lý lớp 9, nguyên lí màu sắc các vật trong ánh sáng trắng và ánh sáng màu).
Sau đó, cùng hạt gạo đó lấy tay cào lớp lứt bên ngoài của hạt ra sẽ thấy hạt gạo có màu trắng. Và điều đặc biệt mà không phải ai cũng biết là tất cả các loại gạo sau khi tách lớp lứt của nó ra thì đều có màu trắng hết ( trừ trường hợp gạo bị màu xanh do mốc hoặc hồ màu)
Bún gạo lứt đỏ ( nâu) / bún gạo lứt huyết rồng ( bún gạo huyết rồng) là gì?
Bún gạo lứt đỏ ( nâu) hay còn được gọi gạo bún lứt huyết rồng được sản xuất 100% bằng gạo lứt huyết rồng. Kết hợp giữa phương pháp sản xuất truyền thống và các thiết bị hiện đại đã cho ra những sợi bún thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Gạo om 5451
Sợi bún có màu đỏ nâu ngay cả trong quá trình sản xuất và sau khi sấy khô ( màu đỏ nâu đậm hơn sau khi sấy). Sợi bún to – theo tiểu chuẩn sợi bún bò Huế ăn sẽ dai và giòn rất ngon. Bún gạo lứt đỏ có độ ẩm < 12% nên hạn sử dụng là 12 tháng.
Quy trình sản xuất bún gạo lứt đỏ (nâu) tại Quốc Huy
- Làm sạch và ngâm gạo huyết rồng từ 8-12 tiếng ( tùy vào thời tiết)
- Làm sạch gạo đã ngâm và cho vào máy nghiền bột
- Bỏ tinh bột gạo đã nghiền vào máy đùn bún
- Bỏ bún lên các sào cho ủ từ 2-3 tiếng sau đó mang đi giũ bún
- Sấy bún trong phòng khép kín cho đến khi bún đạt độ ẩm 11-12%
- Để nguội bún và đóng gói theo đơn đặt hàng
Cách nhận biết bún được sản xuất từ gạo lứt hay gạo trắng kết hợp màu thực phẩm đơn giản?
Cách 1: Khi nấu bún gạo lứt đỏ thì màu bún tự nhiên sẽ chỉ còn lại từ 70-80% màu ban đầu, còn bún màu thực phẩm sẽ giữ nguyên 100% màu sau khi luộc.
Cách 2: Để bún sau khoảng 1 thời gian – bún gạo lứt sẽ bị xuống màu dần theo thời gian, bún màu thực phẩm sẽ không xuống màu.
Cách 3: Trên các sợi bún gạo lứt có các chấm li ti màu đỏ đậm hoặc đen ( màu sắc do từng người cảm nhận ) – do lớp vỏ gạo lứt khi nghiền không trở thành bộ mịn. Còn bún màu thực phẩm thì sẽ trơn và rất đẹp.
Chú ý: cách đây ít lâu có tiktoker cho rằng bún gạo lứt màu đỏ đậm hay nhạt là do trộn gạo trắng và gạo lứt với nhau điều này chưa hoàn toàn chính xác. Nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa ví dụ gạo đó là gạo cũ hay gạo mới, màu nguyên liệu của gạo đậm hay nhạt… Tuy nhiên, để biết bún có lượng gạo lứt nhiều hay ít là dựa vào cách số 3
Lợi ích của bún gạo lứt đỏ ( nâu)?
Trong bún gạo lứt có nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như giảm huyết áp. Từ đó, giúp giảm mắc bệnh về tim mạch cũng như tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Xem thêm: Gạo tám xoan hải hậu nam định
Trong bún gạo lứt có chỉ số GI ( đường huyết) thấp hơn các thành phẩm chế biến từ gạo trắng. Vậy nên, khi sử dụng bún gạo lứt – lượng tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường một cách từ từ và ổn định giúp điều hòa Glucose máu.