Nấu rượu gạo lứt khá đơn giản, chỉ với men rượu, cơm gạo lứt nếp và rượu trắng với tỷ lệ phù hợp, bạn đã có được thành phẩm cơm rượu gạo lứt chuẩn vị, cay nồng. Tuy nhiên, cách làm rượu gạo lứt như thế nào đúng chuẩn, quy trình thực hiện ra sao, thì không phải ai cũng biết. Đừng lo, tất cả sẽ được bật mí chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây, bạn cùng theo dõi nhé.
Contents
Lợi ích hấp dẫn của rượu gạo lứt
Gạo lứt là thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh lý hiệu quả như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,…. Cơm gạo lứt trong Đông y còn được xem như một vị thuốc có khả năng cầm mồ hôi, ngừa và trị bệnh dịch tả, bệnh kiết lị rất tốt.
Xem thêm: Đặc sản gạo séng cù mường khương lào cai
Theo đó, khi nấu cơm rượu gạo lứt, bạn có thể giữ được toàn vẹn hàm lượng dinh dưỡng cao trong gạo lứt như tinh bột, chất xơ, vitamin nhóm B, đạm, cùng một số khoáng chất sắt, magie, canxi dồi dào,… Và đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh, giúp các bà mẹ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột, giảm nồng độ cholesterol có hại cho cơ thể.
Nguyên liệu cần thiết làm rượu gạo lứt
Quy trình làm rượu gạo lứt sẽ thuận lợi, nhanh chóng hơn khi bạn chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết sau:
- 1kg gạo lứt nếp
- 1 lít rượu nếp trắng 40 độ
- 100g men rượu (tương đương với 2 bánh men)
- Dụng cụ làm rượu gạo lứt (hũ sành, sứ hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín)
Xem thêm: Lựa chọn gạo nấu rượu nếp thơm ngon
Cách làm rượu gạo lứt ngon, đơn giản tại nhà
Cách làm rượu gạo lứt thực tế không quá khó, chỉ với một số bước cơ bản dưới đây, bạn đã có thể dễ dàng thực hiện thành công món rượu gạo lứt thơm ngon tại nhà:
1- Ngâm gạo lứt nếp và làm sạch men rượu
Ngâm gạo lứt và làm sạch men rượu là khâu rất quan trọng. Bởi, nếu làm không đúng cách, thành phẩm rượu gạo lứt của bạn sẽ dễ hư hỏng, lên men sai quy trình khiến rượu đắng, ẩm mốc hoặc không đạt yêu cầu như mong đợi.
- Gạo lứt nếp: Cho gạo vào thau, ngâm ngập nước khoảng 30 – 45 phút để gạo mềm, nở đều khi nấu. Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên vo gạo, bởi điều này có thể khiến cho lớp cám bao quanh gạo mất đi cùng các thành phần dinh dưỡng hàm lượng cao trong vỏ cám.
- Men rượu: Giã nát men rượu thành lớp bột mịn màng, sau đó sàng lọc lại qua rây nếu men rượu có chứa nhiều vỏ trấu.
Xem thêm: Gạo nếp cẩm
2- Nấu cơm gạo lứt nếp
- Căn chỉnh lượng nước phù hợp trước khi cho gạo lứt nếp vào nồi cơm điện để nấu thành cơm. Gạo lứt nếp làm từ loại gạo cứng hơn các loại gạo thường, nên thời gian nấu sẽ lâu hơn.
- Chuẩn bị 1 cái khay hoặc 1 mẹt đựng lớn, lau sạch sẽ và để khô ráo.
- Khi cơm gạo lứt chín, hãy cho cơm ra khay, dàn đều để cơm không bị vón cục.
Lưu ý: Khi dàn đều cơm gạo lứt, bạn chỉ nên dàn 1 lớp mỏng, đảm bảo nhiệt độ cơm ở mức ấm, không nóng cũng không nguội.
3- Trộn cơm gạo lứt cùng men rượu
- Trộn đều cơm gạo lứt nếp cùng với ½ bột men rượu đã giã nhuyễn.
- Cho hỗn hợp cơm gạo lứt cùng men rượu vào chung 1 lọ thủy tinh/bình sứ sạch, đã được vệ sinh và lau khô trước đó.
- Tiếp tục rắc thêm ½ bột men rượu giã nhuyễn còn lại lên trên hỗn hợp trong lọ, sau đó đậy kín nắp, trùm kín và đặt lọ thủy tinh ở nơi khô ráo, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và độ ẩm không khí cao.
4- Ngâm và ủ cơm gạo lứt nếp
- Cơm rượu gạo lứt sẽ lên men sau khoảng 2 – 4 ngày. Cơm rượu để càng lâu, rượu gạo lứt càng ngọt, nồng và đậm vị.
- Khi kiểm tra, nếu thấy cơm rượu gạo lứt lên men, bạn hãy đổ thêm 1 lít rượu nếp trắng vào và tiếp tục đậy kín nắp, ngâm rượu trong khoảng 2 – 3 tuần.
- Thành phẩm cuối cùng sau 2 tuần là rượu gạo lứt và cơm rượu thơm ngon, lên men đúng chuẩn và thời gian bảo quản cũng lâu hơn.
Những lưu ý quan trọng giúp rượu gạo lứt thơm ngon, chuẩn vị
Để cơm rượu gạo lứt chuẩn vị, bạn sẽ không thể bỏ qua những lưu ý hữu ích dưới đây:
- Khi làm sạch gạo lứt nếp, bạn không nên vo, bởi điều này sẽ khiến gạo mất đi lớp cám gạo dinh dưỡng, giàu dưỡng chất bao quanh.
- Chỉ nên rải men rượu lên cơm gạo lứt khi cơm ấm, nhiệt độ giảm xuống khoảng 35 – 40 độ C. Cơm quá nóng sẽ làm chết men, ngược lại, nếu cơm quá nguội sẽ làm hỏng quá trình lên men cơm rượu.
- Ủ rượu gạo nếp trong nhiệt độ dao động từ 20 – 25 độ C sẽ giúp cơm rượu lên men chuẩn, chất lượng rượu hoàn hảo
- Tỷ lệ men rượu và cơm gạo lứt nên cân xứng, bởi men quá nhiều sẽ khiến cơm rượu thành phẩm có vị nồng gắt, kém ngọt mà lại còn đắng, khó ăn
Mong rằng với cách làm rượu gạo lứt đơn giản trên, bạn sẽ có thêm cho mình công thức nấu cơm rượu gạo lứt thơm ngon, hấp dẫn tại nhà với hương vị “khó quên”. Ngoài ra, bạn đừng quên theo dõi Thực phẩm Quốc Huy để cập nhập thêm nhiều công thức nấu rượu siêu ngon, bổ sung cẩm nang nấu ăn hấp dẫn của mình nhé.