Mọt gạo ! Nỗi ám ảnh của mọi nhà và cách khắc phục

Mọt gạo – siêu  nhân nhỏ nhưng có võ bò rất nhanh, chạy chốn rất tài nỗi ám ảnh của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Muốn bắt được nó không phải là dễ. Nó thường xuất hiện trong gạo từ tháng 5 đến tháng 9  hàng năm. Dù gạo vừa xát từ 3-5 ngày  với thời tiết nắng nóng, kèm mưa ẩm là trứng em ấy nở ra( trứng có bán sẵn ở gạo gặp điều kiện thuận lợi là nở ra).

Nguyên nhân gây ra mọt

Việt Nam là nước cận nhiệt đới nóng ẩm thời tiết rất phù hợp cho cây lúa phát triển nên Việt Nam cũng là Quốc gia xuất khẩu top đầu thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh việc cây lúa sinh trưởng phát triển tốt thì sâu bệnh trên cây lúa cũng như Mọt lúa, mọt gạo cũng sinh sôi nảy nở

Mọt tồn tại và sinh sôi khắp mọi nơi khắp mọi ngóc ngách từ đồng ruộng đến nhà máy xay xát, đến các cung cấp, đến quán ăn, bếp ăn gia đình. Đây là điều hiển nhiên không thể chối cãi đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 9 khi nhiệt độ cao

Ba yếu tố khiến mọt phát triển mạnh và tốt nhất

Thứ nhất: Điều kiện môi trường mọt phù hợp sinh sôi nảy nở như nhiệt độ môi trường từ 18 đến 35 độ C, ẩm độ không khí cao (đặc biệt thời tiết càng Nồm thì mọt càng sinh sôi mạnh)

Thứ 2: Các nhà máy  xay xát, các đơn vị kinh doanh có một môi trường thuận lợi cho mọt phát triển như: Kho tàng không sạch sẽ không vệ sinh thường xuyên, kho chứachứa ẩm ướt, không thông thoáng cũng là nguyên nhân mọt dễ sinh sôi hơn

Thứ 3: Bản thân mọt luôn tồn tại ở dạng tiềm ẩn nó ẩn sâu từ trong hạt gạo ở dạng trứng bám vào bề mặt gạo. Nếu hạt lúa không được phơi khô hẳn làm cho hạt gạo ẩm hơn sau khi xát thì cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến mọt dễ sinh sôi hơn. Vậy nên các nhà máy không nên nhập lúa có ẩm độ cao để sau khi xay xát làm cho hạt gạo dễ ẩm mốc và mọt hơn. Ẩm độ khuyến cáo tương đối an toàn và hạn chế mọt hơn là gạo có ẩm độ 13 đến 14%

Các loại gạo hay bị mọt?

Đến mùa mọt thì loại gạo nào cũng dễ bị có mọt tuy nhiên các loại gạo lứt là dễ bị mọt nhất là các loại gạo ở vùng miền núi phía bắc do công nghệ kỹ thuật còn chưa phát triển. Đặc biệt, tại các khu vực này thì việc trồng trọt và thu gom theo cách truyền thống, theo cảm nhận của mỗi người mà không có quy chuẩn về chất lượng.

Mọt có lợi có hại gì đến gạo hoặc các sản phẩm liên quan đến gạo như bún, phở,…..?

Về thẩm mỹ: Khi sản phẩm gạo hoặc các sản phẩm liên quan đến gạo mà có phát sinh mọt thì tính thẩm mỹ cũng đã không cao.

Về Chất lượng, mẫu mã:Mọt phát sinh nó sẽ ăn tiêu hóa gây biến dạng sản phẩm. Mọt tiết ra hoạt chất sinh học làm mềm bề mặt hạt gạo sau đó ăn, và thải rất chất thải làm cho chất lượng bị giảm sút. Ngoài ra, nếu mọt phát sinh nhiều thì chất thải cũng cao hơn nên thường sẽ có mùi hôi trên sản phẩm

Để hạn chế mọt thì có 1 số công việc cần phải làm như sau

Đối với nhà máy sản xuất:

  • Thường xuyên vệ sinh kho tàng máy móc sạch sẽ thông thoáng, phun thuốc khử trùng định kỳ lên nhà máy, lên tường, bề mặt của máy móc
  • Nếu khách yêu cầu xông trùng cho từng lô sản phẩm thì sẽ thực hiện xông trùng cho khách theo đúng quy định của quy chuẩn Việt Nam về Xông trùng
  • Ngoài ra các nhà máy phải đảm bảo việc lúa khi cất trữ về kho phải đảm bảo ẩm độ dưới 15  và sau say xát ẩm độ của gạo dưới 14 thì tỷ lệ mọt sẽ hạn chế do bề mặt của hạt gạo lúc này rất khô không đủ ẩm độ để trứng mọt phát triển
  • Ngoài ra nếu không xông trùng thì chúng ta có thể đóng gói dạng túi nilon kín tạo ra môi trường Yếm Khí (có thể hút chân không hoặc cố gắng đẩy hết không khí ra khỏi vỏ bao) thì mọt cũng sẽ hạn chế phát triển.

Đối với nhà phân phối

  • Khi nhập gạo về ngoài việc đúng chủng loại gạo mong muốn thì cũng cần phải kiểm tra ẩm độ gạo kê xếp các bao gạo trên balet, để ở nơi sạch sẽ thoáng đãng dễ dàng vệ sinh
  • Nhập lượng hàng đủ chia nhiều đợt nhỏ tránh để lưu chữ lâu trong kho
  • Đóng gói nếu bao to 10 đến 50kg thì nên lồng thêm bao nilon
  • Bao 5kg thì làm bao kín không đục lỗ, hoặc dùng bao hút chân không

Cách phòng chống và diệt mọt tại nhà cho người tiêu dùng

  • Vệ sinh sạch sẽ các thiết bị chứa gạo khi cho gạo mới vào
  • Không để gạo cũ và gạo mới vào cùng với nhau
  • Mua lượng gạo vừa đủ để ăn trong vòng từ 10-15 ngày
  • Mua các loại gạo được đóng túi nilong hoặc hút chân không – với các túi tải dứa thì nên mua hàng mới
  • Có thể để gạo vào trong ngăn mát của tủ lạnh làm chậm quá trình phá triển của mọt gạo
  • Để gạo vào khu vực thoáng mát ( không nên để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay bên cạnh các thiết bị như bếp ga, tủ lạnh…)
  • Phơi gạo ra nắng ( không phơi dưới ánh nắng trực tiếp) mọt sẽ bỏ đi
  • Trong quá trình vo gạo vo thật kỹ – mọt sẽ nổi lên và đổ đi

Lưu ý: các mẹo thủ công như đặt tỏi trong hũ gạo, than… đều chỉ là đòn tâm lý nó chẳng có tác dụng gì với mọt. Việc sử lý hóa chất còn không triệt để được mọt thì  mẹo thủ cũng không  thể giải quyết được

Vậy nên chúng ta phải chấp nhận sống chung với mọt. Và chỉ tìm cách hạn chế được càng nhiều càng tốt. Việc để bao gạo không nhìn thấy mọt nữa thì phải là cả 1 quá trình mà có sự kêt hợp của tất cả các bên chứ không chỉ trách nhiệm của riêng ai cần sự chung sức của các nhà máy, đại lý và người tiêu dùng để cho bữa cơm của mỗi gia đình không còn đáng sợ nữa. Vì vậy em rất hi vọng các anh chị thông cảm nếu có mua phải hàng có 1 vài con này ạ.

Trang chủ » Tin tức » Mọt gạo ! Nỗi ám ảnh của mọi nhà và cách khắc phục