Dù thị trường hiện nay được du nhập rất nhiều rượu ngoại, nhưng rượu gạo truyền thống vẫn luôn là thức uống văn hóa, nét đặc trưng riêng của người Việt. Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm cách nấu rượu gạo ngon, đơn giản tại nhà, đừng vội bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây nhé.
Contents
Nguyên liệu nấu rượu gạo truyền thống
Cách nấu rượu gạo thơm ngon, nguyên liệu cần có sẽ là gạo và men rượu, là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu gạo nấu ra sau này. Vậy nên, khi chọn mua nguyên liệu nấu rượu gạo, bạn sẽ cần chú ý đến các vấn đề cơ bản sau:
Chọn gạo nấu rượu đạt chuẩn
Gạo nấu rượu sẽ có 2 loại gạo chính là gạo nếp và gạo tẻ. Rượu nấu bằng gạo nếp sẽ thu được thành phẩm thơm, ngon, đậm vị với cảm giác êm nồng nhẹ. Còn gạo tẻ tuy không được thơm ngon bằng, nhưng giá thành rượu thành phẩm lại khá rẻ.
Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng, mà người nấu sẽ lựa chọn loại gạo phù hợp. Nhưng nhìn chung, loại gạo được chọn nên là gạo mẩy hạt, đã xát bỏ vỏ trấu bên ngoài, còn nguyên phôi và lớp lụa vỏ cám giàu dinh dưỡng, giúp rượu thơm ngon hơn với hương vị đặc trưng khó quên.
- Nguyên liệu nấu rượu gạo truyền thống
Chọn men nấu rượu gạo
Men rượu trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khác nhau như: men thuốc bắc, men vi sinh, men bánh lá dân tộc, men thuốc nam,… Để có được những mẻ rượu gạo truyền thống chuẩn vị, thường thì người nấu sẽ lựa chọn men thuốc bắc. Loại men này khi ủ sẽ cho ra tỷ lệ rượu gạo khá nhiều, dậy mùi thơm, uống êm và không gây nhức đầu.
Tuy nhiên, dù sử dụng men rượu nào, bạn cũng nên lựa chọn những cơ sở làm men chất lượng. Tuyệt đối không sử dụng men hỏng, men ẩm mốc, vừa khiến rượu bị đắng, vừa không an toàn khi sử dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lựa chọn gạo nếp nấu rượu
Quy trình cách nấu rượu gạo ngon, êm say, ai cũng mê
Nấu rượu bằng gạo thực tế không quá khó, tuy nhiên để chất lượng rượu chưng cất “hoàn hảo”, thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là cách làm rượu gạo truyền thống thơm ngon, hấp dẫn bạn không thể bỏ qua:
1- Cách nấu cơm rượu
- Vo nhẹ gạo với nước để làm sạch lớp bụi bẩn, mạt trấu, tạp chất còn sót lại.
- Tiếp tục ngâm gạo 30 phút trong nước lạnh để gạo nở tối đa, khi nấu chín đều và hồ hóa tinh bột tối ưu, giúp vi sinh vật dễ lên men.
- Mang gạo đi nấu với tỷ lệ 1 gạo : 1 nước, cơm khi chín sẽ nhừ hơn cơm thường ngày, nhưng sẽ không bị nát như cháo.
- Cơm khi chín, hãy dàn đều trên khay chứa lớn để cơm nhanh nguội, tránh làm chết men rượu khi trộn. Tuy nhiên, nếu để cơm quá nguội, cũng sẽ ảnh hưởng đến độ thơm, ngon của rượu.
Lưu ý: Nhiệt độ 25 – 30 độ C, độ ẩm 80 – 85% sẽ là điều kiện tốt nhất để làm cái rượu ngon, vi sinh vật lên men hiệu quả nhất.
- Cách nấu cơm rượu đạt chuẩn
2- Trộn men rượu
- Làm sạch vỏ trấu trong men rượu, sau đó đập nhuyễn và nghiền men thành bột mịn.
- Cân đối trọng lượng men phù hợp với lượng cơm theo tỷ lệ 15 – 20g men rượu cho 1 kg gạo nấu rượu.
- Khi cơm ở nhiệt độ phù hợp, sờ vào ấm tay, bạn hãy rắc bột men lên trên và trộn đều cho đến khi mem bám đều trên bề mặt hạt cơm.
3- Quy trình ủ men
Với cách nấu rượu gạo tẻ truyền thống, quy trình ủ men sẽ được diễn ra theo 2 giai đoạn: Ủ cơm rượu khô và ủ cơm rượu ướt.
Giai đoạn 1: Ủ cơm rượu khô
- Giai đoạn này, men cơm rượu sẽ được ủ trong môi trường kỵ khí. Cơm gạo và rượu sẽ được cho vào bình kín dung tích lớn, đậy nắp và ủ trong khoảng 4 – 5 ngày
- Nhiệt độ ủ 20 – 25 độ C sẽ giúp cho cơm rượu lên men thành công, tự dậy nước và thơm mùi rượu
Giai đoạn 2: Ủ cơm rượu ướt
- Khi cơm rượu đã dậy nước và hoàn thiện giai đoạn ủ khô, hãy đổ thêm nước theo tỷ lệ 10kg gạo : 15 lít nước, đậy kín để cái rượu tiếp tục lên men
- Thời gian ủ ướt sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần, tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện thời tiết
- Khi nếm cơm rượu thấy có vị cay nồng, nước lắng đọng trong, thì có thể đem nước cốt rượu đi chưng cất
- Quy trình ủ rượu gạo ngon, đậm vị êm nồng
Xem thêm: Bảng giá gạo tám thơm hải hậu
4- Chưng cất rượu gạo
Cho tất cả cơm rượu và nước cốt vào nồi chưng cất. Hoặc nếu muốn tăng hiệu suất, chống khê, bạn có thể đem vắt và chỉ lấy nước bỗng. Khi chưng cất hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, tránh tình trạng cháy xém hoặc tràn, trào bỗng ra ngoài. Bởi, điều này sẽ khiến cho rượu gạo bị khê, đục và rất khó uống.
5- Lọc rượu gạo nguyên chất
Rượu gạo nguyên chất sau khi chưng cất sẽ còn khá nhiều độc tố còn sót lại như Andehit, Metanol, Fufurol, Etanol,… Vậy nên, để rượu có độ trong và cân bằng các chỉ số độc tố, bạn hãy sử dụng thiết bị lọc chuyên dụng để lọc rượu ngay sau khi vừa thu rượu ra lò.
- Cách nấu rượu gạo ngon, êm say, ai cũng mê
Xem thêm: Cách nấu xôi nếp cái hoa vàng
Bí kíp cách nấu rượu gạo đơn giản, thơm ngon tại nhà
Bí kíp nấu rượu gạo ngon ở mỗi người sẽ là khác nhau, từ đó tạo nên hương vị đặc trưng riêng trong từng loại rượu. Do đó, nếu muốn nấu rượu gạo đúng chuẩn, bạn sẽ không thể bỏ qua một số mẹo hay, hữu ích dưới đây:
- Tuyệt đối không chọn gạo nấu rượu bị ẩm mốc, hư hỏng, tránh rượu bị đắng, mùi lạ.
- Khi rải men rượu cần chú ý đến nhiệt độ, hãy rải men khi cơm còn ấm tay để tạo môi trường tốt nhất cho vi sinh vật dễ lên men.
- Hãy rải đều tay men rượu với 1 lượng phù hợp, không quá nhiều cũng không quá ít, giúp thu được chất lượng rượu gạo ngon nhất.
- Hạn chế mở nắp bình rượu trong giai đoạn ủ, bởi không khí bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lên men trong môi trường kỵ khí của cơm rượu.
- Lọc và loại bỏ độc tố của rượu sau quá trình chưng cất, đảm bảo chất lượng rượu ngon và an toàn khi sử dụng.
Trên đây là cách nấu rượu gạo truyền thống ngon, chất lượng mà Thực phẩm Quốc Huy muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát và kinh nghiệm nấu rượu gạo ngon, đúng chuẩn nhất. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline 0979 832 695 của Quốc Huy để được hỗ trợ, hướng dẫn quy trình chi tiết nhất.