Gạo lứt được xem là loại gạo có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đặc biệt ý nghĩa với người ăn kiêng. Chính vì thế các món chế biến cùng gạo lứt như bún, bánh… luôn là chủ đề quan tâm của nhiều người. Một trong các món ăn được xem là lựa chọn hoàn hảo của chị em phụ nữ hiện nay chính là làm bún gạo lứt. Hãy cùng học cách làm bún từ gạo lứt siêu đơn giản tại nhà dưới đây để có 1 món ngon bổ dưỡng nhất!
Gía trị dinh dưỡng từ bún gạo lứt
Gạo lứt là một trong những nguyên liệu quen thuộc của người ăn kiêng, người mong muốn giảm cân. So với gạo trắng, dòng gạo này chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, lượng calo lại ít hơn hẳn, thông thường 100g gạo lứt chỉ chứa khoảng 110kcal. Chính vì thế, chúng mang tới nhiều lợi ích cho người dùng trong cuộc sống.
Bún gạo lứt – món ăn đầy dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe
Xem thêm: Gạo tám thái xanh
Cũng giống như gạo lứt, bún gạo lứt mang lại không ít giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Bún gạo lứt được xác định có chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Chúng có chứa các chất như: Carbohydrate, protein, canxi, các loại vitamin…
Theo nhiều chuyên gia đánh giá cũng như người dùng ghi nhận, bún gạo lứt mang đến các giá trị lợi ích như:
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Tốt cho người bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khỏe đối với hệ tiêu hóa, dạ dày
- Bổ sung dưỡng chất, tăng cường miễn dịch
- Tốt cho người bệnh ung thư, người ăn chay.
Mách bạn cách làm bún gạo lứt tại nhà
Tự làm bún gạo lứt đã trở thành từ khóa tìm kiếm quen thuộc của nhiều người đặc biệt các chị em phụ nữ. Bởi chúng rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn cách làm bún bằng gạo lứt siêu đơn giản mà hiệu quả.
Tự làm bún gạo lứt khi không có máy làm bún, phở
Thông thường, việc làm bún từ gạo lứt sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn có máy làm bún, phở. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ điều kiện sắm máy, bạn hoàn toàn có thể làm thủ công, mất công và thời gian một chút nhưng thành quả thu được cũng khá hài lòng. Cụ thể cách làm bún gạo lứt như sau:
Chọn gạo lứt làm bún
Thông thường chúng ta nên chọn bột gạo lứt làm bún sẽ nhanh và đơn giản hơn. Bởi lúc này, bạn có thể bỏ qua khâu xay và ngâm gạo.
Chọn gạo lứt, bột gạo lứt làm bún đạt chuẩn
Cũng giống như bún được làm từ gạo trắng, gạo lứt được chọn phải là loại gạo sạch, gạo có độ nở và độ khô vừa phải. Bạn có thể chọn gạo lứt được xay xát từ thóc của vụ trước như Q, khang dân, Hàm Châu…
Bạn nghiền bột gạo lứt từ chúng với 1 hàm lượng vừa đủ.
>>> Xem thêm: Cách làm bún trắng tại nhà
Nguyên liệu làm bún gạo lứt
Để tạo ra những sản phẩm bún gạo lứt bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cụ thể như sau:
- Bột gạo lứt
- Bột năng
- nước sạch, dầu ăn, muối ăn tinh
Bạn chuẩn bị nguyên liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng để cho ra lượng thành phẩm đáp ứng tiêu chuẩn. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm chảo chống dính, bát sạch, đũa…
Cách làm bún bằng gạo lứt
Bún gạo lứt có cách làm cũng gần giống với bún gạo trắng thông thường. Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn có thể thực hiện với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bột làm bún
Bạn dùng 1 chiếc tô to sạch hoặc dụng cụ chứa để tiến hành nhào bột. Bạn cho bột gạo lứt, dầu ăn, muối tinh, nước vào đảo thật đều. Lưu ý, đảo đều tay sao cho không có bột bị vón cục là đạt. Bạn để bột nghỉ khoảng 20 – 30 phút.
Xem thêm: Cập nhật giá gạo tám thái hôm nay
Bước 2: Xử lý bột làm bún
Bột sau khi đã được nghỉ đủ thời gian 20 – 30 phút, bạn tiến hành cho chảo chống dính lên bếp. Đổ toàn bộ bột đã trộn đều vào trong chảo, bếp để lửa vừa. Bạn dùng đũa, khuấy đều tay để nấu chín bột.
Bạn chú ý, bột phải được đảo đều tay, tránh bị khê chảo. Bạn đảo đều cho đến khi bột có vẻ đặc lại, hơi vón và nặng tay thì dừng lại. Tuy nhiên, bạn lưu ý tắt bếp nhưng vẫn tiếp tục đảo thêm 3–5 phút, mục đích giúp bột chín đều và mịn hơn.
Bạn rắc bột năng đã chuẩn bị từ trước lên chảo bột đã để nguội bớt. Bột cần phải đạt độ ấm khoảng 35 – 40 độ C, không để bột quá nguội sẽ khó tạo hình cho sợi bún.
Xử lý bột làm bún gạo lứt đơn giản, dễ dàng
Ngay sau khi cho bột năng vào, bạn tiến hành nhào bột. Bỏ bột ra mâm hoặc tô to tiến hành nhào bột thật kỹ. Bột nhào từ trong ra ngoài, nhào càng mịn càng tốt, nhào đến khi bột cho cảm giác không dính tay, hơi ẩm là đạt. Bột nhào xong bạn có thể để bột nghỉ khoảng 20 – 30 phút tùy ý.
>>> Tìm hiểu: Gạo lứt tím than
Bước 3: Tạo sợi bún
Bột sau khi nhào nhuyễn, tiến hành tán mỏng bột. Bạn lưu ý ở bước này, bạn có thể để bột nghỉ bằng cách ngắt nhỏ vắt bột ra thành những cục bột nhỏ, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột để chúng hấp hơi và nguội.
Bạn tán mỏng thật mỏng mỗi cục bột ra. Sau đó dùng dao sắc cắt chúng thành những sợi có kích thước thật nhỏ, đủ dài.