Trà Gạo Lứt Huyết Rồng Thơm Ngon, Đậm Vị, Tốt Cho Sức Khỏe

Trà gạo lứt huyết rồng thanh mát, dịu nhẹ, là thức uống rất tốt cho cơ thể trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da và cân đối vóc dáng, nên được nhiều người lựa chọn. Vậy nên, nếu bạn đang tìm công thức nấu trà hoa gạo lứt huyết rồng, đừng vội bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây nhé.

Lợi ích của trà gạo lứt huyết rồng

Là thức uống thanh mát, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, trà gạo lứt huyết rồng mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khi chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể:

  • Giảm stress, căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
  • Giảm tình trạng nhức mỏi mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Cân đối lượng cholesterol xấu/tốt trong cơ thể, hạn chế các bệnh lý tim mạch.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa dứt chứng táo bón kinh niên.
  • Thức uống giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối với lượng calo ít
  • Tăng cường hoạt động trao đổi chất, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan.
  • Thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh gout, chứng phong thấp tối ưu ở người già.
  • Ngăn ngừa tình trạng oxy hóa, giúp da sáng hồng tự nhiên, không chứa độc tố.
  • Hỗ trợ kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu, tránh những biến chứng nguy hiểm ở người huyết áp cao, hoặc người bệnh tiểu đường.
Lợi ích của trà gạo lứt huyết rồng
Lợi ích của trà gạo lứt huyết rồng

Xem thêm: Cung cấp gạo nhật japonica chính hãng

Những ai không nên sử dụng trà hoa gạo lứt huyết rồng?

Trà thơm gạo lứt huyết rồng tuy tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Vậy nên, nếu thuộc một trong những đối tượng dưới đây, bạn nên hạn chế dùng trà lứt huyết rồng:

1- Người thiếu canxi, sắt: Trong gạo lứt huyết rồng có chứa lượng lớn axit phytic, là thành phần gây cản trở lớn đến quá trình hấp thụ dưỡng chất trong cơ thể. Do đó, nếu là người thiếu hụt canxi hoặc sắt, bạn nên hạn chế, không nên uống nhiều trà gạo lứt.

2- Người bệnh, người mới ốm dậy: Trà thơm gạo lứt huyết rồng tuy hỗ trợ tốt cho đường ruột, nhưng nếu là người bệnh, người mới ốm dậy với hệ tiêu hóa còn chưa ổn định, việc ăn hoặc uống trà gạo lứt thường xuyên sẽ gây cản trở khá nhiều đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.

3- Phụ nữ đang mang thai: Không nên uống quá nhiều trà thơm gạo lứt huyết rồng hàng ngày, nên cân bằng để đạt được dưỡng chất tốt nhất (có thể duy trì 1 cốc/ngày).

Những ai không nên sử dụng trà hoa gạo lứt huyết rồng
Những ai không nên sử dụng trà hoa gạo lứt huyết rồng

Xem thêm: Gạo cẩm

Các cách làm trà gạo lứt huyết rồng thanh nhiệt tại nhà

Bạn sẽ dễ dàng nấu trà gạo lứt thanh mát, giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe với các cách làm đơn giản dưới đây:

Trà lứt huyết rồng mật ong gừng

Nguyên liệu:

  • 150g gạo lứt huyết rồng
  • 5g gừng tươi
  • 2 thìa mật ong nguyên chất

Cách nấu trà lứt mật ong rừng:

  • Bước 1: Tương tự như các cách nấu trà gạo lứt khác, gạo lứt huyết rồng trước khi nấu cũng cần loại bỏ hạt xấu, hạt hỏng để thu được chất lượng trà tốt nhất.
  • Bước 2: Rang gạo lứt trên bếp lửa nhỏ, đến khi gạo chín, hương thơm dậy mùi thì tắt bếp, bỏ gạo ra rổ và để nguội.
  • Bước 3: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và thái thành từng lát mỏng.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp 150g gạo lứt huyết rồng rang + gừng thái lát + 1 lít nước sạch vào nồi lớn và đun sôi khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Bước 5: Giữ nguyên và ủ trà thêm 2 tiếng để dưỡng chất ngấm đều trong nước.
  • Bước 6: Cuối cùng, cho trà gạo lứt gừng ra cốc, pha thêm cùng 1 thìa mật ong khuấy đều là có thể thưởng thức và uống thay nước lọc hàng ngày.

Xem thêm: Sữa gạo lứt huyết rồng có giảm cân không

Trà thơm lứt huyết rồng đậu đen

Nguyên liệu:

  • 100g gạo lứt huyết rồng
  • 50g đậu đen

Cách nấu trà lứt đậu đen:

  • Bước 1: Lựa chọn gạo lứt chất lượng, cho vào chảo rang 10 – 15 phút ở lửa nhỏ cho đến khi gạo chín, dậy mùi thơm nhẹ thì tắt bếp.
  • Bước 2: Rang chín đậu đen, sau đó đổ ra rổ và để nguội.
  • Bước 3: Cho gạo lứt huyết rồng rang, đậu đen vào nồi cùng 1 lít nước lọc. Đun trên bếp cho đến khi nước sôi, chuyển màu đỏ nâu thì tắt bếp.
  • Bước 4: Tiếp tục ủ trà gạo lứt đậu đen trên bếp khoảng 2 – 3h nữa để hạt gạo và đậu đen chín mềm, chắt lọc dưỡng chất tối ưu trong trà.
  • Bước 5: Trà gạo lứt sau khi lọc bã có thể sử dụng ngay, hoặc cho vào chai thủy tinh uống trong ngày.
Cách nấu trà thơm gạo lứt huyết rồng đậu đen
Cách nấu trà thơm gạo lứt huyết rồng đậu đen

Xem thêm: Đặc sản gạo tám Hải Hậu

Trà gạo lứt huyết rồng hạt chia

Nguyên liệu:

  • 100g gạo lứt huyết rồng
  • 50g hạt chia

Cách nấu trà lứt hạt chia:

  • Bước 1: Rang chín hạt chia và gạo lứt trên bếp ở lửa nhỏ cho đến khi dậy mùi thì tắt bếp. Hỗn hợp sẽ được đổ ra rổ để nguội trước khi nấu trà.
  • Bước 2: Hạt chia và gạo lứt rang cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước sạch.
  • Bước 3: Trà gạo lứt hạt chia khi sôi, đun thêm khoảng 2 – 3 phút trước khi tắt bếp.
  • Bước 4: Ủ trà gạo lứt thêm 2 tiếng để các dưỡng chất trong gạo và hạt chia được chắt lọc, ngấm đều trong nước trà là có thể thưởng thức được.

Trà lứt huyết rồng hoa cúc giảm cân

Nguyên liệu:

  • 60g gạo lứt huyết rồng
  • 5 bông hoa cúc vàng khô (hoặc bông cúc trắng khô)
  • 1 lít nước lọc

Cách nấu trà lứt hoa cúc:

  • Bước 1: Gạo lứt huyết rồng cũng được làm sạch và rang chín đến khi dậy mùi.
  • Bước 2: Đun sôi 1 lít nước lọc và hãm hoa cúc khô trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Bước 3: Lọc bã hoa cúc qua rây, giữ lại phần nước cốt chắt lọc.
  • Bước 4: Tiếp tục đun sôi nước trà hoa cúc cùng 60g gạo lứt huyết rồng rang trong khoảng 10 – 15 phút, rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Ủ trà thêm 30 phút là đã có thể thưởng thức cốc trà gạo lứt hoa cúc thanh mát, dịu nhẹ và rất tốt cho sức khỏe.

Bài viết trên đây là những thông tin tổng quan về trà gạo lứt huyết rồng cũng như những hướng dẫn chi tiết về cách nấu trà gạo lứt thanh mát, hấp dẫn. Hy vọng bạn có thể dễ dàng thực hiện và có được cho mình thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng này nhé.

Trang chủ » Tin tức » Trà Gạo Lứt Huyết Rồng Thơm Ngon, Đậm Vị, Tốt Cho Sức Khỏe