Bún gạo khô có thể chế biến thành nhiều món ngon vô cùng tiện lợi. Chính vì thế, những thông tin xoay quanh sản phẩm này được quan tâm khá nhiều trong đó có quy trình làm bún gạo khô. Vậy hãy cùng nghe chuyên gia tư vấn quy trình chuẩn, tạo ra sợi bún khô dai mà ngon, giữ được độ trắng và chất dinh dưỡng tốt nhất.
Contents
Quy trình làm bún gạo khô – chọn và ngâm gạo
Sản phẩm bún khô muốn ngon, dai và trắng phụ thuộc nhiều ở khâu chọn và ngâm gạo. Nếu bạn chọn chuẩn, ngâm đúng sẽ mang đến thành phẩm ngon nhất. Theo chia sẻ từ các chuyên gia lâu năm trong nghề làm bùn khô chọn và ngâm gạo được thực hiện như sau:
Chọn gạo làm bún khô là loại gạo cũ, gạo có độ nở và khô cao
Chọn gạo làm bún khô
Bún khô cũng như bún tươi khâu chọn gạo cực kỳ quan trọng. Thông thường để có được sợi bún trắng, dai người ta thường chọn các loại gạo có độ nở, độ khô tốt. Thông thường các loại gạo như Hàm Châu, Q, Khang dân… sẽ được chọn làm nguyên liệu sản xuất bún khô.
Một lưu ý nhỏ nhưng quyết định lớn tới độ ngon của sợi bún chính là độ mới – cũ của gạo. Gạo được chọn phải là gạo xay xát từ thóc của vụ trước (thóc cũ). Theo lý giải của nhiều người, thóc qua một v vụ sẽ giảm thiểu nhựa, khiến sợi bún khi thành phẩm không bị dính. Hơn nữa, lúc này các chất hóa học trong gạo cũng bị giảm đi đáng kể tính độc hại theo thời gian.
Gạo làm bún cần chọn là loại gạo sạch, không được lẫn bụi, tạp chất, hạt vàng, ẩm. Bởi tất cả những hạt gạo khác màu đều làm cho bún bị màu vàng, sợi bún không đẹp, không đủ trắng.
Xem thêm: Bảng giá gạo làm bún
Ngâm gạo làm bún khô
Ngâm gạo là khâu giúp làm hạt gạo “ngậm” nước, thêm dễ xay, sợi bún không bị đứt khi phơi. Gạo ngâm đủ nước sẽ trở lên dễ xay, tạo bột trắng, sợi bún dai.
Gạo trước khi ngâm cần vo sạch với nước sạch từ 2-3 lần. Gạo vo sao cho nước trở lên trong, các mày gạo được loại bỏ hết là đạt.
Nước ngâm gạo cần chọn là nước sạch, có thể pha thêm 1 chút nước ấm cho nhiệt độ khoảng 25 – 28 độ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngâm cùng nước sạch dể đạt tiêu chuẩn cho sợi bún trắng, đẹp.
Gạo ngâm khoảng 1 – 2 tiếng là đạt chuẩn.
Quy trình làm bún gạo khô – Xử lý bột gạo
Gạo sau khi được ngâm đủ giờ sẽ tiến hành vớt và để ráo nước. Sau đó sẽ mang đi xay thành bột. Gạo ngậm đủ nước vẫn giữ được chất dinh dưỡng do đó việc xay bột dễ dàng hơn.
Xử lý bột gạo cần đúng tiêu chuẩn để có thành phẩm tốt nhất
Xem thêm: Kinh doanh lúa gạo cần bao nhiêu tiền
Gạo xay thành bột mất khoảng thời gian từ 10 – 12 tiếng. Bột gạo làm bún lúc này nhận được sẽ có độ tinh nhuyễn, hạt mịn và độ trắng tốt. Bột sau khi xay sẽ tiến hành lọc tách nước. Khâu này thông thường được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Nếu cách thủ công sẽ bỏ bột vào các mảnh vải thưa sau đó treo lên hoặc dùng máy ép để tách nước. Bột tách nước đủ khi có độ ẩm, độ khô phù hợp, sờ tay không bị quá dính cũng không quá khô. Việc tách nước quyết định không nhỏ tới quy trình làm bún gạo khô thành hay bại. Do đó, bạn cần đảm bảo mình thực hiện đúng chuẩn, tạo ra khối bột đạt tiêu chuẩn cao.
Bước tiếp theo trong quy trình làm nên bún gạo khô và cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng của sợi bún chính là khuấy bột. Làm bún bằng bột gạo được khuấy sẽ quyết định tới độ bở, độ cứng, độ dai của bún. Bạn cần đảm bảo khuấy đều tay, thêm chế nước trong quá trình khuấy phù hợp.
Thông thường khâu khuấy bột làm bún khô sẽ được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm. Đây được xác định là khâu quan trọng tạo ra sự khác biệt trong thành phẩm của sợi bún khô. Dù làm máy hay thủ công, khuấy bột gạo cực kỳ quan trọng và bạn nhất định phải chú ý thực hiện thật chuẩn.
Sản xuất sợi bún
Khâu tiếp theo chính là sản xuất sợi bún. Làm bún từ bột gạo sau khi được khuấy thành công sẽ tiến hành cho vào ép và đùn sợi bún. Bột cho vào máy ép, đùn ra các sợi bún với kích thước và hình dạng theo đúng tiêu chuẩn bạn chọn. Lúc này, bạn sẽ cắt bún theo các chiều dài tùy chỉnh.
Phơi bún và đóng gói bún gạo khô
Đây chính là khâu cuối cùng trong quy trình làm bún gạo khô và tạo ra thành phẩm như mong muốn. Bún sau khi được đùn, cắt thành các sợi sẽ tiến hành phơi hoặc sấy bún để tạo lên sợi bún khô.
Phơi bún hoặc sấy để có độ khô nhất định
Xem thêm: Gạo lứt huyết rồng
Khâu phơi, sấy bún rất quan trọng, chúng cần đạt độ khô vừa phải để không bị gãy bún khi bảo quản, không bị ẩm mốc do lượng ẩm vẫn còn trong bún. Thông thường, ngay nay các cơ sở sản xuất bún thường chọn sấy để không bị phụ thuộc vào thời tiết, bún được đảm bảo vệ sinh hơn.
Bên cạnh đó, bún sau khi phơi, sấy được sắp xếp đóng gói thành khối lượng chuẩn theo mong muốn. Lúc này, bạn đã thành công để tạo ra bún gạo khô như mong muốn. Sản phẩm có thể bảo quản từ 2-4 tháng.
Lưu ý trong quy trình làm bún gạo khô
Bún gạo khô thường được nhiều người Việt ưa chuộng. Chúng có thể chế biến thành nhiều món bún khác nhau. Xét về giá trị dinh dưỡng chúng vẫn luôn đạt tiêu chuẩn của gạo mang lại nếu được chế biến đúng cách. Một vài lưu ý có thể kể đến trong cách làm bún bột gạo bao gồm:
- Khâu chọn gạo: Gạo cần phải là gạo sạch, không có lẫn bất cứ tạp chất, hạt vàng đen nào cả. Gạo mua tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất, đáp ứng tiêu chuẩn làm bún khô đề ra để có được thành phẩm tốt.
- Khâu khuấy bột: Đây là khâu khó trong quá trình làm bún gạo khô và đóng vai trò quyết định. Bạn cần đảm bảo mình có được cách khuấy đều, chế nước tốt.
- Khâu thành phẩm: Bún thành phẩm cần đảm bảo sợi bún trắng, không được quá giòn, dễ gãy. Bạn cần đảm bảo bảo quản chúng sao cho tốt nhất, tránh ẩm mốc.
Thành phẩm bún khô sợi trắng, dai không bị gãy
Trên đây chính là quy trình làm bún gạo khô chuẩn tạo ra sợi bún khô dai, trắng, ngon nhất. Bạn cần đảm bảo thực hiện mọi khâu đúng chuẩn, mang đến thành phẩm đạt chuẩn về chất lượng. Nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình những loại gạo làm bún ngon hãy đến với Thực Phẩm Quốc Huy. Chúng tôi luôn có sẵn số lượng lớn các loại gạo làm bún chất lượng cao, giá tốt đáp ứng tối ưu nhu cầu của quý khách hàng trên toàn quốc!