Cách Làm Bánh Cuốn Gạo Lứt Siêu Ngon Mà Không Ngán

Bánh cuốn gạo lứt là món ăn lạ miệng, ít calo được rất nhiều người yêu thích đặc biệt các chị em muốn ăn kiêng giữ dáng. Món ăn không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn rất ngon miệng. Vậy đâu là cách làm bánh cuốn gạo lứt tại nhà vừa đơn giản, vừa ngon mà không lo ngán! Hãy cùng học cách làm từ các bà nội trợ để có món ngon!

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh cuốn gạo lứt

Bánh cuốn gạo lứt cũng giống như bánh cuốn truyền thống, việc chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Cách làm bánh cuốn gạo lứt đơn giản nhất bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

Gạo lứt

Gạo lứt làm bánh cuốn có thể là loại gạo lứt đen, hoặc gạo lứt đỏ huyết rồng. Tùy theo khẩu vị, sở thích, cũng như ý định sử dụng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại gạo phù hợp. Tuy nhiên, dù chọn loại nào, bạn vẫn nên ưu tiên các loại gạo được xay xát từ thóc cũ (thóc của vụ trước). Bởi, những loại gạo này sẽ hạn chế bớt nhựa, giúp bánh trở lên dai, nở đều và không bị kết dính thay vì các loại gạo mới, vẫn còn khá nhiều nhựa.

Chọn gạo lứt huyết rồng làm bánh phải có độ khô, nên chọn gạo từ thóc cũ để tránh bị quá nhiều nhựa

Bạn cũng không nên lựa chọn loại gạo lứt có đặc tính quá dẻo như gạo tám, vì chúng sẽ khiến bánh cuốn trở nên dính, bám bánh khi tráng và cũng không đảm bảo được độ dai. Vậy nên, khâu lựa chọn gạo ngon, chuẩn chất lượng là rất quan trọng, cần bạn đặc biệt chú ý.

>>> Link mua gạo lứt

Thịt ba chỉ

Bánh cuốn gạo lứt muốn ăn ngon, không ngán nên chọn làm nhân thịt, mộc nhĩ. Bạn sẽ có được cho mình món bánh cuốn cực ngon miệng mà không quá nhiều calo. Khâu chọn thịt cũng vô cùng quan trọng, bạn cần chú ý như sau:

– Lựa chọn phần thịt heo có mỡ màu trắng đục, nạc màu hồng.

– Miếng thịt còn độ tươi ngon, màu sắc tự nhiên và độ đàn hồi tốt.

– Thịt cần đảm bảo độ ngon, an toàn và sạch sẽ để có được nhân bánh chất lượng nhất.

Lưu ý: Bạn nên cẩn trọng với những loại thịt cũ, thịt tẩm ướp hóa chất với màu sắc và mùi hương khác thường. Tuyệt đối không nên mua thịt không rõ nguồn gốc, giá rẻ bất ngờ, bởi nó có thể tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm.

Các gia vị khác

Ngoài 2 nguyên liệu chính là gạo và thịt, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản sau:

– Bột năng (hoặc bột sắn) để tạo độ dai cho bánh.

– Nấm hương, hành khô và mộc nhĩ để xào săn cùng thịt ba và tạo nhân

– Ớt, rau thơm, chanh, tỏi, quất,..

– Chả lụa, hoặc chả thịt ăn kèm bánh cuốn

– Gia vị: Muối, nước mắm, đường

>>> Link mua gạo làm bánh cuốn

Cách làm bánh cuốn gạo lứt ngon chuẩn tại nhà

Cách làm bánh cuốn bằng gạo lứt không quá phức tạp, tuy nhiên thời gian chuẩn bị sẽ hơi lâu nên bạn cần chú ý bố trí sao cho hợp lý nhất. Các khâu trong việc thực hiện làm bánh cuốn gạo lứt bao gồm:

Khâu chuẩn bị bột bánh

Bánh cuốn gạo lứt bạn có thể chuẩn bị bánh theo 2 cách như sau:

Chuẩn bị bột bánh từ gạo

Nếu bạn không có sẵn bột gạo lứt bạn có thể tự làm bột từ gạo. Cụ thể như sau:

– Gạo lứt ngâm trong nước lạnh khoảng 3 – 4 tiếng để gạo nở mềm và đều hơn.

– Xay gạo lứt ngâm thành bột gạo ướt. Quá trình xay bạn nên châm thêm nước vừa đủ để bột bánh có độ mịn, sánh và không bị vón cục khi tráng bánh.

– Tiếp tục ngâm bột gạo trong khoảng 4 – 5 tiếng, hoặc để qua đêm.

Chuẩn bị bột bánh cuốn từ bột gạo

Nếu bạn có sẵn bột gạo lứt, cách chuẩn bị sẽ đơn giản hơn nhiều khi bạn xay bột từ gạo. Bạn cũng có kết thể kết hợp bột gạo lứt trắng và gạo lứt đỏ (gạo lứt đen) để tạo màu bánh đẹp mắt, hấp dẫn hơn.

Sau khi chuẩn bị lượng bột và nước vừa đủ, bạn tiến hành khuấy đều tay cho đến khi bột sánh mịn. Sau đó, bạn cũng thực hiện ngâm bột cùng nước sạch trong khoảng 4 – 5 tiếng hoặc tốt nhất nên để qua đêm để bột nở hết, bánh sẽ mịn và dai hơn.

Ngâm bột gạo lứt qua đêm để bột nở hết, bánh mịn và dai hơn

Xem thêm: Gạo tám thái giá bao nhiêu

Lưu ý: Quá trình ngâm bột, bạn nên cho 1 thìa nhỏ cà phê muối và 1 chút bột năng. Điều này sẽ giúp bột bánh không bị chua, tạo độ kết dính và độ dai tốt hơn cho bột khi làm bánh.

Sơ chế và chuẩn bị nhân bánh

Trong khi chờ đợi ủ bột bánh cuốn gạo lứt, bạn có thể tiến hành sơ chế và chuẩn bị phần nhân bánh với các bước đơn giản sau:

– Nấm hương, mộc nhĩ mang ngâm với nước nóng đến khi nở lớn. Tiếp đó cắt bỏ phần gốc già, thái nhỏ dạng sợi.

– Thịt ba chỉ rửa sạch, bỏ bì và bóp muối để khử bớt mùi hôi. Xay nhuyễn thịt bằng máy xay chuyên dụng, hoặc mang thịt băm nhỏ để trộn đều cùng nấm và mộc nhĩ.

– Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn và cho lên chảo phi thơm cùng dầu ăn. Sau đó, cũng cho thịt băm nhuyễn vào đảo đều cho đến khi săn lại, rồi đổ ra bát sạch.

– Tiếp tục xào nấm hương và mộc nhĩ, bạn cũng có thể cho thêm hành tây nếu muốn. Khi gia vị săn lại, hãy đổ phần thịt băm đã xào trước đó vào đảo đều, thêm một chút nước mắm và hạt nêm để món ăn thêm đậm đà.

Lưu ý: Nhân bạn không nên làm quá mặn bởi bánh còn chấm, nên làm nhạt để bánh ngon hơn.

Chuẩn bị nhân bánh với thịt, mộc nhĩ, nấm hương vừa miệng

Tráng bánh

Nhân bánh sau khi sơ chế hoàn tất, bạn sẽ bắt đầu công đoạn tráng bánh. Bạn có thể sử dụng nồi tráng bánh chuyên dụng cùng bộ tráng, hoặc tráng bán trên chảo chống dính đều được.

– Đầu tiên, bạn đổ nước vào nồi tráng bánh. Đun sôi cho đến khi hơi nước bốc lên thì bắt đầu đổ bánh.

– Bạn lấy một lượng bột nhỏ, vừa đủ để tráng lớp bánh mỏng trên khuôn tráng. Sau khoảng 1 phút bánh sẽ chín, lúc này bạn chỉ cần dùng đũa dài để lấy bánh ra khỏi khuôn.

– Bánh sau khi tráng, bạn có thể đặt chúng ra mâm hoặc đĩa, dụng cụ đặt bánh nên được bôi 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính.

– Tiếp đó, bạn lấy nhân bánh đã chuẩn bị, cho 1 thìa nhỏ vào giữa và cuộn bánh lại theo hình tròn. Thành phẩm cuối cùng là một chiếc bánh cuốn gạo lứt ngon, hấp dẫn với đầy đủ thịt nhân bên trong.

Lưu ý: Khi tráng bánh, bạn nên dàn thật đều tay. Lấy bánh nhẹ nhàng để tránh tình trạng bánh bị rách, biến dạng hoặc bị kết dinh với nhau. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên liên tục đảo bột trong quá trình tráng bánh để bột mịn, không bị lắng và vón cục ảnh hưởng đến chất lượng bánh.

Tráng bánh mỏng và nên sử dụng dụng cụ tráng chuyên dụng

Xem thêm: Gạo nếp tú lệ

Thành phẩm bánh cuốn gạo lứt

Sau khi thực hiện thành công các công đoạn sơ chế, tránh bánh và cuộn thành phẩm, bạn sẽ thu được món bánh cuốn gạo lứt thơm ngon, hấp dẫn với đầy đủ các tiêu chí như sau:

– Bánh cuốn gạo lứt có mày hồng nhạt đặc trưng.

– Vỏ bánh có độ dai nhất định, không quá cứng cũng không quá dẻo dính.

– Bề mặt bánh mịn, chín đều và không bị loang lổ bóng nước.

– Bánh khi ăn có bị đậm đà, hương thơm cuốn hút và cực kỳ hấp dẫn.

– Đặc biệt, bánh sẽ ngon hơn khi ăn kèm với nước mắm pha nhạt, giò chả và rau sống chuẩn vị.

Lưu ý: Nước mắm bạn không nên pha quá chua để cảm nhận được vị bánh tốt nhất.

Thành phẩm của bánh cuốn gạo lứt ngon, dai và lạ miệng

Trên đây chính là hướng dẫn cách làm bánh cuốn gạo lứt ngon miệng, ít calo mà bạn có thể tham khảo. Chúng sẽ cho bạn một bữa ăn thật ngon, lạ miệng mà không lo vấn đề tăng cân!

Trang chủ » Tin tức » Cách Làm Bánh Cuốn Gạo Lứt Siêu Ngon Mà Không Ngán